Khám tổng quát, bí mật sống thọ của người Nhật

Khám tổng quát để sống thọ hơn

Người Nhật Bản nổi tiếng với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, cụ thể là 84,8 tuổi (số liệu năm 2021). Ngoài chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc khám tổng quát định kỳ được xem là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tuổi thọ trung bình của quốc đảo này. Vậy tại sao khám tổng quát lại giúp bạn sống thọ hơn? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

Số liệu mắc bệnh và tử vong do bệnh lý nội khoa ở Việt Nam?

Theo số liệu từ WHO, năm 2019 tại Việt Nam, ước tính có khoảng 695613 ca tử vong. Chủ yếu nguyên nhân gây tử vong đến từ các bệnh lý nội khoa, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là do bệnh lý đột quỵ. Ước tính cứ 100000 người thì có khoảng 165 người tử vong do đột quỵ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2019 gồm:

  • Đột quỵ
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Alzheimer và các bệnh lý sa sút trí tuệ khác
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Bệnh lý về thận
  • Ung thư gan
  • Xơ gan
  • Ung thư khí quản, phế quản và phổi
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Dân số, trung bình mỗi người cao tuổi mắc khoảng 3-6 bệnh nền, và đa số là các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nhu cầu được khám và điều trị bệnh vẫn chưa được đáp ứng, theo ông Nguyễn Xuân Trường (Vụ trưởng Cơ cấu và Chất lượng Dân số, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế).

Có đến 95% người cao tuổi chưa được đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh vì các lý do như:

  • Không đủ khả năng kinh tế (45,3%).
  • Điều kiện đi lại khó khăn (17,3%).
  • Điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được (16,5%).

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Kidong Park (Trưởng Đại diện Văn phòng Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam), Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như:

  • Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí,…
  • Thói quen hút thuốc, uống rượu bia và lối sống ít vận động
  • Tình trạng quá tải ở các bệnh viện
  • Tình trạng lão hoá dân số nhanh nhưng hệ thống y tế chưa kịp thích nghi

Với tất cả các yếu tố kể trên thì có thể thấy tuổi thọ trung bình tại Việt Nam so với các nước khác vẫn chưa cao, cụ thể là 73,6 tuổi. Đồng thời, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng, cụ thể là tăng 6 bậc so với năm 2018, xếp thứ 50/185 quốc gia.

Một trong những yếu tố là do một số bệnh viện tuyến đầu quá tải
Một trong những yếu tố là do một số bệnh viện tuyến đầu quá tải

Tình hình ung thư tại Việt Nam

Theo GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam ước tính có 182563 ca ung thư mắc mới và 122690 ca tử vong do ung thư. Tức là cứ 100000 người thì sẽ có 159,7 ca được chẩn đoán mắc mới và 106 ca tử vong do ung thư. Trong đó, 5 loại ung thư có số ca mắc mới cao nhất tại Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng.

Ung thư 

Số ca mắc mới 

Số ca tử vong do ung thư 

Ung thư gan 

26418 

25272 

Ung thư phổi 

26262 

23797 

Ung thư vú 

21555 

9345 

Ung thư dạ dày 

17906 

14615 

Ung thư trực tràng 

9399 

4758 

 Có thể thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam khi so sánh với các quốc gia khác đang còn cao, đứng thứ 50/185. Đặc biệt khi so sánh các quốc gia phát triển khác tại Châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc, số ca tử vong trên 100000 người tại Việt Nam cao gấp 1,3 – 1,4 lần.

Một trong những lý do giải thích cho sự khác biệt này là vì các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc từ lâu đã áp dụng chương trình tầm soát ung thư toàn quốc. Cụ thể, tại Nhật Bản thì chương trình đã bắt đầu từ năm 1983, còn Hàn Quốc đã áp dụng từ những năm 1999.

Chương trình tầm soát ung thư trên toàn quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc gồm có:

  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư gan
Tỷ lệ tử vong do ung thư giảm nhờ vào chương trình tầm soát ung thư của các quốc gia này
Tỷ lệ tử vong do ung thư giảm nhờ vào chương trình tầm soát ung thư của các quốc gia này

Vì sao người Nhật luôn tự hào là tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới?

Theo thống kê từ Our World in Data năm 2021, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, cụ thể là 84,8 tuổi. Khi so sánh với Việt Nam thì độ tuổi trung bình của chúng ta thấp hơn 10 tuổi, cụ thể là 73,6 tuổi.

Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.

Đặc biệt, tại Nhật Bản, ngày 12 tháng 7 hằng năm còn được gọi là ngày Ningen Dock. Bắt đầu từ năm 1954, ngày Ningen Dock được tạo ra với mục đích khuyến khích người dân Nhật thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hằng năm, từ đó giúp nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.
Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.

Đối với các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số cận lâm sàng phù hợp để tăng khả năng phát hiện sớm bệnh lý đang mắc phải, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp “cá nhân hoá” chương trình khám tổng quát dựa trên bệnh sử của từng người.

Ví dụ, ở người trên 45 tuổi có thói quen hút thuốc, bác sĩ sẽ được bổ sung thêm một số cận lâm sàng khác ngoài các xét nghiệm cơ bản, bao gồm:

  • Nội soi đại trực tràng
  • Khám tổng quát bệnh tim mạch
  • Khám tổng quát bệnh phổi
  • Khám tổng quát bệnh về thần kinh
  • Tầm soát bệnh xơ cứng động mạch

Sau nhiều thập kỷ, đến hiện nay, trung bình mô hình khám sức khoẻ Ningen Dock đã thu hút được 3,7 triệu người dân khám định kỳ hằng năm. Ngoài chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, đây chính là lý giải cho câu hỏi tại sao Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (số liệu năm 2021).

Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới
Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới

Khám tổng quát giúp bạn hiểu cơ thể mình như thế nào?

Trong quá trình khám sức khoẻ tổng quát, bác sĩ sẽ thực hiện khám nội tổng quát, đồng thời chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng. Đây sẽ là gợi ý đắc lực trong phát hiện sớm tình trạng bệnh lý trên toàn bộ cơ thể, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Vậy cụ thể các hạng mục trong khám tổng quát định kỳ có vai trò như thế nào?

Hạng mục

Lợi ích nhận được

Khám Nội Tổng Quát

– Các bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc để giúp Bác sĩ định hướng hỏi bệnh và thăm khám.

– Bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh và chỉ định cận lâm sàng dựa vào thông tin bác sĩ nhận được khi khai thác bệnh sử.

– Bác sĩ giải thích kết quả của từng chỉ số cận lâm sàng đã thực hiện, chỉ ra bất thường và đưa ra chẩn đoán nếu có.

Chẩn Đoán Hình Ảnh và Thăm Dò Chức Năng

Gồm các dịch vụ như:

– Chụp x quang

– Siêu âm: bụng, giáp, tim, …

– Đo điện tim (điện tâm đồ)

Xét Nghiệm Tổng Quát

Giúp Bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ở các cơ quan quan trọng của cơ thể như: tuyến giáp, gan – mật – tuỵ, huyết học, nội tiết, …

Xét Nghiệm Bộ Dấu Ấn Ung Thư

[NT1] Gợi ý cho Bác sĩ về một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như: ung thư gan, ung thư tuỵ, ung thư buồng trứng (ở nữ) và ung thư tiền liệt tuyến (ở nam)

Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ
Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ

Tại sao khám tổng quát giúp bạn sống thọ hơn?

Việc kiểm tra sức khoẻ tổng quát nên được thực hiện định kỳ, dù bạn không gặp bất kỳ triệu chứng hay bệnh lý nào. Vậy tại sao bạn nên thực hiện khám tổng quát?

Các lý do khám tổng quát lại giúp bạn sống thọ hơn:

Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm: Việc khám tổng quát giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thể chất của người khám, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, nhóm có nguy cơ cao như người trên 40 tuổi, có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử bệnh cá nhân hoặc gia đình,… thì nên thực hiện khám tổng quát định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phát hiện sớm các bệnh lý: Việc phát hiện bệnh lý ở giai đoạn đầu sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Về lâu dài, khám tổng quát sẽ tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng sống của bạn.

Theo dõi các bệnh lý mạn tính: Đối với người mắc các bệnh mạn tính như đột quỵ, đái tháo đường hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì cần thực hiện khám tổng quát định kỳ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh của mình, hạn chế các triệu chứng khó chịu và tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Do đó, khi thực hiện khám tổng quát, nếu thấy bất kỳ chỉ số nào bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp ổn định chỉ số đó, hạn chế tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm.

Cô chú, anh chị nên tập thói quen tập thể dục thể thao
Cô chú, anh chị nên tập thói quen tập thể dục thể thao

Những ai nên đi khám tổng quát?

Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ, dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm độ tuổi khác nhau thì nhu cầu khám tổng quát lại có sự thay đổi nhất định.

Khám tổng quát nên được thực hiện khi:

Đối với độ tuổi từ 18 – 40 tuổi: Nên thực hiện kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, bao gồm các bệnh lây qua đường tình dụng (STI), bệnh viêm gan B, viêm gan C,… Đặc biệt, khám tổng quát thường được áp dụng để khám tiền hôn nhân hay khám trước khi sinh.

Đối với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên: Nên thực hiện theo dõi và tầm soát một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý về tim mạch hay nên thực hiện tầm soát ung thư, ví dụ như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung,…

KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NGƯỜI NHẬT

Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.

Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Các Chú, Các Anh tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:

>> Các gói khám tổng quát dành cho nam

>> Các gói khám tổng quát dành cho nữ

 

Khám tổng quát như người Nhật Bản
Khám tổng quát như người Nhật Bản

Trên đây là một số thông tin về tuổi thọ trung bình tại Việt Nam và các nguyên nhân khiến người dân chúng ta chưa thể sống thọ, sống khoẻ được. Nếu thấy bài viết này hữu ích, Cô Chú, Anh Chị có thể chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè để cập nhật thêm thông tin này nhé!