Danh mục: Uncategorized

Tuổi thọ trung bình của người Việt là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu?

Trung bình, người cao tuổi tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều gánh nặng bệnh tật, trong đó có một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay một số bệnh lý về tim. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người Việt? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé

Trung bình, người cao tuổi tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều gánh nặng bệnh tật, trong đó có một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay một số bệnh lý về tim. Vậy chúng có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ trung bình của người Việt và đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người Việt? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

Tuổi thọ trung bình của người Việt là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi, theo thống kê từ World Bank Group năm 2020. Với mức tuổi trung bình này, Việt Nam đứng thứ 92 trên 183 quốc gia trên toàn thế giới. Khi so sánh với các quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Anh Quốc, Đức,… thì mức tuổi thọ trung bình của chúng ta còn thua kém nhiều. Đặc biệt khi so sánh với Nhật Bản, quốc gia có tuổi trung bình cao nhất thế giới, thì Việt Nam chúng ta kém hơn 10 tuổi.

Hơn nữa, số năm mà người Việt Nam sống khỏe còn khá thấp so, cụ thể là 65,3 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt chúng ta phải sống gần 10 năm cuối đời sống trong bệnh tật. Trong đó, trung bình mỗi người cao tuổi sẽ mắc 3 bệnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của gia đình, đồng thời trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế ở nước ta, vốn chưa thích nghi với tình trạng già hóa dân số.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam so với Nhật Bản
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam so với Nhật Bản

Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Năm 2019, tại Việt Nam có số ca tử vong là 695.613, trong đó đa số là các bệnh lý nội khoa. Đặc biệt, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo ước tính, cứ 100.000 người thì có 164,8 người tử vong vì đột quỵ. Dưới đây là thông tin chi tiết về 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam theo số liệu của WHO năm 2019.

Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2019 gồm:

  • Đột quỵ: 164,8 ca
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ: 95,27 ca
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): 37,18 ca 
  • Đái tháo đường: 35,09 ca
  • Bệnh Alzheimer và các bệnh lý sa sút trí tuệ khác: 30,37 ca
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: 28,85 ca
  • Bệnh lý về thận: 26,17 ca
  • Ung thư gan: 25,9 ca
  • Xơ gan: 24,77 ca
  • Ung thư khí quản, phế quản và phổi: 22,07 ca
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Tại sao người Việt Nam chưa sống khoẻ, sống thọ?

Như đã đề cập ở trên, mức tuổi thọ trung bình của nước ta không quá cao, đặc biệt là tuổi sống khoẻ chỉ ở mức 65,3 tuổi. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ và tuổi sống thọ của người dân Việt Nam.

Thói quen sử dụng rượu bia

Việt Nam là quốc gia lượng tiêu thụ bia cao đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 3 khu vực Châu Á (số liệu năm 2016). Cụ thể, người Việt Nam tiêu thụ trung bình 49,3 gram cồn nguyên chất 1 ngày, trong đó chủ yếu là bia. Để dễ hình dung hơn, mức tiêu thụ ở trên tương đương với hơn 3,5 lon bia thể tích 330 mL với độ cồn 5% trên ngày.

Điều đáng kinh ngạc hơn đó là lượng bia mà chúng ta tiêu thụ tăng gần 1,75 lần khi so sánh giữa năm 2016 với năm 2010. Những con số trên hoàn toàn “biết nói” khi tại Việt Nam đã có khoảng 79.000 người tử vong vì uống rượu bia. Một số nguyên nhân có thể kể đến như xơ gan, tai nạn giao thông hay thậm chí là ung thư.

Lượng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam
Lượng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam

Thói quen hút thuốc lá

Hằng năm, có 40.000 người Việt Nam tử vong vì các bệnh lý có liên quan đến thuốc lá, trong đó có đột quỵ hay các bệnh lý động mạch vành. Trung bình, những người hút thuốc lá hút 1,5 điếu thuốc/1 ngày.

Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hút mà còn tác động trực tiếp đến những người xung quanh. Hằng năm, có khoảng 34,5 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nhà, quán ăn, khách sạn và nơi làm việc.

Tại Việt Nam, việc hút lá không chỉ phổ biến ở nhóm người lớn mà còn xuất hiện ở nhóm trẻ vị thành niên. Đặc biệt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang xuất hiện trong nhóm giới trẻ, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều người quan niệm rằng việc hút thuốc lá điện tử là an toàn và không gây nghiện. Tuy nhiên, trên thực tế thì tác động của chúng có thể tương đương với thuốc lá truyền thống. Do đó, cần cảnh giác và tránh sử dụng và tiếp xúc với tất cả các loại thuốc lá.

Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam
Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam

Thực phẩm bẩn

Không khó để bắt gặp cảnh hàng quán bày bán ở ngỏ ngách, vỉa hè bán các món như cơm, bún, phở, cháo,… Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng.

“Ngon miệng” và “giá cả hợp lý” là 2 yếu tố khiến người Việt chúng ta vẫn quyết định lựa chọn ăn tại các hàng quán này mà bỏ qua phần chất lượng của thực phẩm. Việc tiêu thụ thực phẩm này lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí có thể gây ung thư.

Do đó, để trở thành người tiêu dùng thông thái, bạn nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc có các chứng nhận về an toàn thực phẩm như GAP, GMP, ISO 22000, HACCP, ISF,…

Thức ăn bẩn là một lý do khiến người Việt Nam chưa sống thọ, sống khoẻ
Thức ăn bẩn là một lý do khiến người Việt Nam chưa sống thọ, sống khoẻ

Ô nhiễm không khí

Theo ước tính của WHO, hằng năm có 60.000 người tử vong tại Việt Nam có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân đằng sau cách bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh lý ung thư: Ung thư phổi, ung thư vú, lymphoma không Hodgkin,…
  • Bệnh lý tim mạch: Chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ xuất huyết não, cao huyết áp, tăng mỡ máu,…
  • Bệnh lý đường hô hấp: Khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn,…

Đặc biệt, ở các thành lớn thì tình trạng ô nhiễm còn diễn ra trầm trọng hơn. Không cần đến những chỉ số phân tích khí độc, người dân tại TP.HCM khi ra đường vào những giờ cao điểm đã có thể cảm nhận được rõ rệt tình trạng ô nhiễm không khí, kể cả qua lớp khẩu trang. Đã có thời điểm chất lượng không khí (AQI) tại TP.HCM đạt ngưỡng 184, tức là rất xấu (số liệu ghi nhận vào ngày 07/01/2022).

Để hạn chế những tác động đến từ bụi mịn thì người dân có thể cân nhắc một số phương pháp như đeo khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5 khi ra đường hoặc mua máy lọc không khí tại nhà để giảm thiểu tác động đến sức khoẻ.

Hình minh hoạ tình trạng ô nhiễm tại thành phố
Hình minh hoạ tình trạng ô nhiễm tại thành phố

Dịch vụ chăm sóc y tế chưa đáp ứng

Ở các bệnh viện tuyến đầu, không khó để chúng ta bắt gặp cảnh người bệnh đang phải bốc số và chờ hàng tiếng đồng hồ để được đến lượt khám. Trong khi các bệnh viện tuyến thấp hơn thì năng lực chẩn đoán bệnh chưa được đảm bảo do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố trang thiết bị y tế đã khá cũ.

Theo tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 64,5% trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển được chẩn đoán không phải là ung thư. Bệnh chỉ được phát hiện ra ở các bệnh viện lớn, khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị sau này.

Tình trạng bệnh quá tải tại một số bệnh viện
Tình trạng bệnh quá tải tại một số bệnh viện

Chưa có thói quen khám tổng quát

Người trẻ thì ỷ mình có sức khỏe, người già lại sợ đối diện với bệnh tật, người Việt Nam nhìn chung vẫn chưa xây dựng được thói quen khám tổng quát vì sự chủ quan và nhiều nỗi sợ sệt. Sự thờ ơ này dẫn đến nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đã chuyển nặng, buộc họ đối diện với nỗi đau về thể xác, tinh thần và cả gánh nặng tài chính khi điều trị bệnh.

Do đó, chúng ta nên lên thói quen khám tổng quát định kỳ từ bây giờ, cụ thể là 6 tháng – 1 năm/1 lần. Việc sức khoẻ tổng quát không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị trên toàn bộ lộ trình điều trị nếu có phát hiện bệnh.

KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NGƯỜI NHẬT

Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.

Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Các Chú, Các Anh tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:

>> Gói khám tổng quát dành cho nam

>> Gói khám tổng quát dành cho nữ

Khám tổng quát ở nam giới
Khám tổng quát ở nam giới

Trên đây là một số thông tin về tuổi thọ trung bình tại Việt Nam và các nguyên nhân khiến người dân chúng ta chưa thể sống thọ, sống khoẻ được. Nếu thấy bài viết này hữu ích, Cô Chú, Anh Chị có thể chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè để cập nhật thêm thông tin này nhé!

Tiêu chí để bạn sống thọ trên 90 tuổi?

Khám tổng quát để sống thọ hơn

Khám Tổng Quát Để Sống Thọ Hơn

Tuổi thọ và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ luôn là mối quan tâm của xã hội hiện đại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những người sống lâu hơn tuổi thọ trung bình, khoảng 25% sự gia tăng tuổi thọ liên quan đến yếu tố di truyền. Trong khi 75% còn lại chủ yếu là nhờ vào chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ như vệ sinh, an ninh xã hội, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế,…

Giới tính

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Điều này cho thấy giới tính khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau lên tuổi thọ, phần lớn là do yếu tố đặc điểm sinh lý của mỗi giới (hormone, di truyền và cấu trúc cơ thể) và yếu tố xã hội (hành vi, lối sống, trải nghiệm và vai trò xã hội).

Những đặc điểm sinh học giúp phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới mang tính tự nhiên, khó có thể thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu khoảng cách tuổi thọ giữa hai giới thông qua việc khuyến khích lối sống lành mạnh và tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nữ giới thường có xu hướng sống thọ hơn nam giới
Nữ giới thường có xu hướng sống thọ hơn nam giới

Di truyền

Con cái hoặc anh chị em của những người sống thọ cũng có khả năng duy trì sức khỏe tốt và sống lâu hơn bạn bè đồng trang lứa. Những người này ít có khả năng mắc các bệnh liên quan đến tuổi già như cao huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường tuýp 2. Nhìn chung, tuổi thọ cao có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình, điều này phần nào phản ánh gene di truyền và lối sống giống nhau có ảnh hưởng đến sự trường thọ trong gia đình.

Nghiên cứu về các gene di truyền quyết định tuổi thọ của con người vẫn là một lĩnh vực mới và đang được phát triển. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một vài cộng đồng có dân số thường sống thọ đến 90 tuổi và cao hơn như vùng Okinawa (Nhật Bản), Ikaria (Hy Lạp) và Sardinia (Ý) để hiểu thêm về xu hướng này.

Di truyền có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta
Di truyền có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta

Vệ sinh

Yếu tố vệ sinh cũng liên quan đến tuổi thọ. Vệ sinh kém tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tật lây lan, chẳng hạn như dịch tả, tiêu chảy, viêm gan A, bệnh thương hàn,… Từ đó khiến tuổi thọ bị giảm xuống đáng kể. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, khoảng 485000 ca tử vong do tiêu chảy mỗi năm chủ yếu xuất phát từ việc sử nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Yếu tố vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ
Yếu tố vệ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Hai yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống giúp tăng tuổi thọ đó là tăng cường sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe đồng thời hạn chế tiêu thụ chất đạm. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và cà phê để có một sức khỏe tốt cũng quan trọng không kém việc hạn chế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến. Ngoài ra, chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet) chú trọng vào các loại hải sản, rau quả theo mùa và chất béo có lợi từ dầu olive cũng được cho là giúp gia tăng tuổi thọ.

Chế ăn Địa Trung Hải khuyến khích:

– Ăn nhiều: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và các chất béo tốt cho tim mạch

– Ăn ít: Thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh luyện và đường

– Hạn chế: Rượu bia

Nên cân nhắc sử dụng thực phẩm nguyên cám
Nên cân nhắc sử dụng thực phẩm nguyên cám

Vận động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Những người thường xuyên vận động cơ thể, tập luyện thể dục sẽ giảm được khoảng 30 – 35% nguy cơ tử vong sớm so với người ít hoạt động thể chất. Nhìn chung, hoạt động thể chất với cường độ, tần suất vừa phải giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ, tuy nhiên việc tập luyện với cường độ cao hơn có giúp cải thiện tuổi thọ hay không vẫn cần nghiên cứu thêm.

Nên thường xuyên hoạt động thể chất
Nên thường xuyên hoạt động thể chất

Thói quen sinh hoạt

Theo một nghiên cứu tại Đại học Osaka, Nhật Bản, việc hình thành năm thói quen lành mạnh trở lên giúp gia tăng tuổi thọ. Một vài thói quen như hạn chế rượu bia, không hút thuốc, giảm cân và ngủ đủ giấc có thể giúp tăng thêm ít nhất 6 năm tuổi thọ cho một người 40 tuổi khỏe mạnh. Điều này thậm chí cũng hiệu quả tương tự đối với những người ở độ tuổi 80 trở lên.

Bên cạnh việc giúp tăng tuổi thọ, duy trì một lối sống lành mạnh còn giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh thường gặp ở người già như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ và các bệnh mãn tính khác.

Nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

An ninh

Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của hành vi bạo lực và tội phạm, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có nhiều loại bạo lực như bạo lực súng đạn, bạo lực tình dục, ngược đãi trẻ em hoặc ngược đãi người cao tuổi. Những người sống sót sau khi phải hứng chịu các hành vi bạo lực có thể sẽ trải qua những tổn thất cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Việc sống trong một môi trường bạo lực, an ninh không được đảm bảo sẽ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy việc gia tăng quan ngại về tình hình anh ninh ở khu vực cư trú cũng khiến sức khỏe thể chất và tinh thần bị giảm xuống đáng kể. Chính vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp, giải quyết vấn đề tội phạm và bạo lực để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho cộng đồng.

Yếu tố an ninh cũng giúp đảm bảo tuổi thọ của chúng ta
Yếu tố an ninh cũng giúp đảm bảo tuổi thọ của chúng ta

Khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế

Chăm sóc sức khỏe là một yếu tố quan trọng, có nhiều ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc đi khám sức khỏe thường xuyên giúp nhận biết được tình trạng sức khỏe ngay từ sớm và phòng ngừa nguy cơ bệnh nặng thêm sau này. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể giúp các cá nhân tiếp cận được các dịch vụ như khám tổng quát định kỳ, phẫu thuật hoặc các điều trị chuyên sau khác.

Tại Việt Nam, nhiều người Việt hiện nay vẫn còn quan niệm “phải đau mới đi khám”, nghĩa là bệnh đã biểu hiện ra ngoài thì mới gặp bác sĩ. Nguyên nhân mà mọi người thường đưa ra là do tài chính eo hẹp, việc di chuyển đến cơ sở y tế khó khăn, “sợ” đi khám là sẽ ra bệnh,… Nhiều người thường xuyên mua thuốc giảm đau ở quầy để điều trị các triệu chứng bệnh, và chỉ đi khám khi bệnh tình trở nặng. Có thể nói, thăm khám sức khỏe định kỳ là một quan niệm chưa phổ biến ở nước ta.

Người Việt Nam chưa có thói quen khám sức khoẻ tổng quát
Người Việt Nam chưa có thói quen khám sức khoẻ tổng quát

Dinh dưỡng để sống thọ?

Dinh dưỡng để sống thọ

Dinh dưỡng để sống thọ

Dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tuổi thọ của bạn, bên cạnh các yếu tố như thường xuyên tập thể dục thể thao hay khám sức khoẻ tổng quát định kỳ. Vậy chế độ ăn như thế nào là khoa học và đâu là những loại thực phẩm mà bạn nên ăn và nên tránh? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Chế độ ăn thế nào là khoa học?

Một chế độ ăn khoa học sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Dựa vào đó, tháp dinh dưỡng lành mạnh (Healthy Eating Pyramid) cho chúng ta một góc nhìn trực quan về các loại thực phẩm nên bổ sung hằng ngày để duy trì sức khỏe.

Chế độ ăn như thế nào là khoa học?
Chế độ ăn như thế nào là khoa học?

Hạn chế thịt đỏ và bơ sữa

Thịt đỏ là loại thịt có nguồn gốc từ các loại gia súc như lợn, cừu và bò. Trong khi đó, bơ là một sản phẩm từ sữa được tạo ra nhờ quá trình tách chất béo rắn ra khỏi sữa. Đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày vì chứa nhiều chất béo bão hoà.

Hạn chế tinh bột đã qua xử lý

Tinh bột trải qua quá trình tinh chế sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng. Đồng thời, khi được hấp thụ vào cơ thể thì loại tinh bột này cũng sẽ được tiêu hoá nhanh hơn, dẫn đến tình trạng nhanh đói, do đó làm tăng nguy cơ bị thừa cân. Một số loại tinh bột tinh chế mà bạn nên hạn chế ăn gồm bột mì, gạo trắng, ngũ cốc ăn sáng, mì pasta,…

Hạn chế tinh bột đã qua xử lý
Hạn chế tinh bột đã qua xử lý

Hạn chế thực phẩm có nhiều đường và muối

Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, phô mai,… thường có hàm lượng muối cao. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường có trong kẹo, bánh ngọt và nước ngọt.

Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa động vật như phô mai, kem, sữa chua, sữa đặc,… Cần lưu ý rằng, các sản phẩm trên nên được tiêu thụ ở mức vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Bổ sung cá, thịt gia cầm và trứng

Việc bổ sung dinh dưỡng từ cá, hải, thịt gia cầm và trứng là cần thiết để tạo nên chế độ ăn khoa học. Các loại thực phẩm này còn có tên gọi khác là thịt trắng.

Bạn nên cân nhắc bổ sung các loại thịt này vào trong bữa ăn của mình:

Thịt gà

Thịt vịt

Thịt ngỗng

Cá thịt trắng

Hải sản có vỏ

Tăng cường rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây là những thành phần không thể thiếu để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhìn chung, trái cây, rau củ vô cùng phong phú và đa dạng, chúng có thể được ăn sống hoặc nấu chín.

Một mẹo đối với các thực phẩm rau củ đó là bổ sung rau củ với nhiều màu sắc khác nhau. Đây được gọi là chế độ ăn “cầu vồng”, giúp đa dạng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Thay thế sử dụng các loại dầu tốt cho sức khoẻ

Những loại dầu tốt cho sức khỏe thường ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng và có nguồn gốc từ thực vật. Dầu olive là một trong những loại dầu được khuyên dùng trong chế độ ăn uống lành mạnh, ngoài ra một số loại dầu có nguồn gốc thực vật khác bao gồm dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu bơ, dầu mè,…

Thay thế sử dụng các loại dầu tốt cho sức khoẻ
Thay thế sử dụng các loại dầu tốt cho sức khoẻ

Sử dụng nguồn tinh bột nguyên cám

Một số loại tinh bột và ngũ cốc nguyên cám mà bạn được khuyên dùng trong thực đơn ăn uống bao gồm gạo lức, bánh mì nguyên cám, mì pasta nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… Những món ăn này sẽ giúp bạn no lâu, giảm thiểu nguy cơ bị thừa cân.

Uống rượu bia có chừng mực

Để giảm thiểu những tác hại do bia rượu gây ra, bạn nên giới hạn lượng cồn tiêu thụ trong ngày và chỉ sử dụng bia rượu khi đủ tuổi quy định. Việc uống quá nhiều rượu bia có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý như về gan, bệnh lý về tim mạch hay bệnh lý về thần kinh.

Bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin

Bên cạnh các loại thực phẩm hằng ngày, bạn còn có thể bổ sung thêm vitamin bằng cách dùng các thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin C, vitamin D,… Mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng tốt nhất bạn vẫn nên cung cấp vitamin cho cơ thể bằng các thực phẩm có trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi sử dụng thực phẩm chức năng.

Uống đủ nước

Nước chiếm hơn hai phần ba trọng lượng của cơ thể, chính vì vậy việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Người trưởng thành được khuyến nghị nên uống khoảng 2.7 – 3.7 lít nước mỗi ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng nước trên chỉ mang tính chất tham khảo và còn tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi hay tần suất hoạt động thể chất của mỗi người.

Tập thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng

Việc xây dựng một lối sống lành mạnh bằng cách thường xuyên vận động cũng quan trọng không kém một chế độ ăn khoa học. Một số hoạt động thể chất phổ biến để bạn có thể cân nhắc đó là tập gym, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, đá bóng,…

Những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ

Một chế độ ăn lành mạnh giúp hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng cũng như chống lại một số bệnh không lây nhiễm (NCD) như đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Mỗi người chúng ta sẽ có một chế độ ăn cân bằng, đa dạng và lành mạnh khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, lối sống, văn hóa, nguồn thực phẩm địa phương sẵn có,… Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ nên có trong bữa ăn hằng ngày của bạn.

Những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ
Những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ

Tinh bột nguyên cám

Tinh bột nên chiếm khoảng một phần ba khẩu phần ăn của bạn, đặc biệt hãy chọn các loại tinh bột nguyên cám, ví dụ như gạo lức, khoai tây còn vỏ, mì pasta nguyên cám,… Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hơn so với các loại tinh bột trắng nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Trái cây và rau củ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc ăn khoảng 400 gram trái cây và rau củ mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCDs).

Bạn có thể sử dụng trái cây và rau củ ở dạng tươi, đông lạnh, sấy khô, đóng hộp hoặc làm sinh tố. Đồng thời, bạn nên ăn nhiều loại rau củ khác nhau và thay đổi thực đơn theo mùa.

Bổ sung nhiều rau củ vào bữa ăn
Bổ sung nhiều rau củ vào bữa ăn

Chất béo không bão hòa

Chất béo được chia làm hai loại là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm gia tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chính vì vậy, hãy cắt giảm lượng chất béo bão hòa thường có trong mỡ động vật, bơ, xúc xích, bánh và đồ ăn chế biến sẵn,… Thay vào đó, bạn ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu thực vật, bơ, các loại hạt hay là các loại cá giàu axit béo.

Thịt trắng

Thịt trắng là một cách gọi phổ biến cho các loại thịt như gia cầm và cá, dựa trên hàm lượng myoglobin có trong thịt. Thịt trắng được cho là có hàm lượng chất béo bão hoà thấp hơn. Đặc biệt, ở cá có chứa nhiều axit béo không bão hoà như omega-3, giúp giảm nồng độ triglycerides và LDL cholesterol có trong máu.

Bổ sung thịt cá, gia cầm vào bữa ăn
Bổ sung thịt cá, gia cầm vào bữa ăn

Hạt

Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt macca, hạt óc chó, hạt phỉ, hạt bồ đào,… được cho là có lợi cho tim mạch. Chúng chứa nhiều axit béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều các loại hạt vì chúng chứa khá nhiều calo. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng hạt đã qua chế biến với muối hoặc đường.

Những thực phẩm có hại cho sức khoẻ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường) và thậm chí là ung thư. Vì vậy, việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này là cần thiết. Một số loại thực phẩm mà bạn không nên dùng nhiều đó là thịt đỏ, đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn,…

Thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thịt có nguồn gốc từ các loại gia súc như lợn, cừu và bò. Thịt đỏ thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chính vì vậy việc ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ ung thư ruột (bowel cancer).

Nên hạn chế ăn thịt đỏ
Nên hạn chế ăn thịt đỏ

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa là loại chất béo không tốt cho sức khỏe. Chúng thường ở thể rắn ở nhiệt độ phòng. Các loại thực phẩm như bơ, dầu cọ, dầu dừa, phô mai và thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo bão hòa. Việc tiêu thụ quá mức chất béo bão hòa có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, thừa cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Tinh bột đã qua xử lý

Một số loại tinh bột đã qua xử lý mà bạn nên hạn chế ăn đó là bánh mì trắng, ngô, khoai tây bỏ vỏ, mì pasta,… Việc tiêu thụ nhiều tinh bột đã qua xử lý khiến cơ thể dễ bị tăng cân hoặc mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp,… Thay vào đó, bạn nên chọn lựa các loại thực phẩm nguyên cám như gạo lức, bánh mì nguyên cám, mì pasta nguyên cám,…

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại đường từ đường trắng, đường ngô, syrup ngô hay mật ong là các chất làm ngọt, thường được sử dụng trong các các món bánh, tráng miệng. Hầu như các sản phẩm này chỉ cung cấp năng lượng. Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường huyết trong cơ thể vì khiến đường huyết lên xuống thất thường. Ngoài ra, các thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường còn làm tăng nguy cơ thừa cân và sâu răng.

Hạn chế ăn bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường
Hạn chế ăn bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều muối

Mặc dù cơ thể chúng ta cần một lượng muối nhất định để hoạt động bình thường nhưng nếu tiêu thụ muối quá mức sẽ gia tăng nguy cơ cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch và thâm chí là đột quỵ.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ phần nào bị thay đổi trong quá trình chế biến như đông lạnh, đóng hộp, nướng hoặc sấy khô. Đa số các thực phẩm chế biến sẵn sẽ chứa hàm lượng đường, muối và chất béo cao ngất ngưỡng, đó đó chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dùng.

Rượu bia

Việc uống bia rượu quá nhiều, quá thường xuyên sẽ có thể gây nên một số vấn đề sức khỏe như ung thư gan, ung thư thực quản, viêm tụy, đột tử, cao huyết áp, suy tim,…

Thực phẩm như thế nào là sạch?

Thực phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe cần phải đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virus, độc tố hay tồn dư các chất hóa học. Tuy nhiên, thực phẩm vẫn có nguy cơ bị nhiễm bẩn trong quá trình sản suất và phân phối. Do đó, việc tuân thủ một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như GAP, GMP, ISO 22000, HACCP, ISF,… là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Dưới đây là một số tiêu chí chung để đánh giá thực phẩm như thế nào là sạch.

Thực phẩm được vận chuyển và bảo quản đúng cách

Việc bảo quản đúng cách giúp hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và tình trạng thối rữa. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ thực phẩm khỏi các tác nhân khác như chất bẩn, côn trùng và ẩm mốc. Bên cạnh đó, quá trình vận chuyển cũng được yêu cầu phải giữ thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp để tránh sự phát triển quá mức của vi sinh vật, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuỳ vào từng loại thực phẩm khác nhau sẽ có cách thức bảo quản khác nhau.

Thực phẩm được vận chuyển và bảo quản đúng cách
Thực phẩm được vận chuyển và bảo quản đúng cách

Thực phẩm không chứa các hợp chất cấm vượt mức cho phép

Thực phẩm được bán ra trên thị trường cần tuân thủ các quy định về nồng độ các hợp chất chất phụ gia hoặc hoá chất có trong thực phẩm. Đặc biệt các hợp chất này cần được kiểm soát từ khâu chăn nuôi cho đến chế biến, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Thực phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Lưu ý: Thuật ngữ thuốc bảo vệ thực vật dùng để chỉ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ nấm mốc và một số loại khác như thuốc điều hoà sinh trưởng, thuốc diệt các loài gặm nhấm hay thuốc diệt nhuyễn thể.

Thuốc bảo vệ thực vật giúp nâng cao năng suất và sản lượng mùa vụ nhưng đồng thời cũng có những tác động không tốt đối với sức khỏe con người nếu vẫn còn tàn dư trên thực phẩm. Từ phía người nông dân cần phải tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, để đảm bảo khi đến tay người tiêu dùng thì thực phẩm không còn dư lượng thuốc.

Không sử dụng thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Không sử dụng thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Thực phẩm không nhiễm khuẩn gây hại cho sức khoẻ

Một số vi sinh vật có trong thực phẩm và gây hại cho sức khỏe người dùng bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, prion và các động vật nguyên sinh.

Để làm chậm sự phát triển của vi sinh vật cũng như giảm thiểu các nguy cơ đến sức khỏe, các nhà sản xuất và phân phối cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn thực phẩm thông qua việc xử lý thực phẩm đúng cách, thực hiện các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, kiểm soát thời gian và nhiệt độ bảo quản của thực phẩm.

Thực phẩm không biến đổi gene (GMO)

Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh tác động của thực phẩm biến đổi gene (GMO Foods) đối với môi trường và sức khỏe con người như dị ứng hoặc ung thư. Mặc dù những nghiên cứu gần đây cho thấy ít rủi ro liên quan đến việc sử dụng thực phẩm biến đổi gene, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu dài hạn cho vấn đề này.

Thói quen ăn uống như thế nào là khoa học?

Việc hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học cần nhiều thời gian và công sức. Điều quan trọng là chúng ta nhận biết được những yếu tố chưa lành mạnh trong thói quen ăn uống hiện tại, từ đó lên kế hoạch để thay thế những thói quen ăn uống không lành mạnh bằng những thói quen lành mạnh hơn và cố gắng duy trì các thói quen tốt này.

Ăn đa đạng thực phẩm

Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp duy trì sức khỏe và chống lại một số bệnh mãn tính. Một chế độ ăn đa dạng và cân đối nghĩa là ăn đầy đủ các loại thực phẩm ở 5 nhóm thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày.

5 nhóm thực phẩm chính bao gồm:

Rau củ và các loại đậu

Trái cây

Thịt gia súc (thịt nạc), gia cầm, cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt

Ngũ cốc (khuyên dùng ngũ cốc nguyên hạt)

Sữa và các sản phẩm từ sữa (các sản phẩm ít béo)

Ăn chín, uống sôi

Nấu chín hoặc đun sôi là phương pháp thường dùng để tiêu diệt các mầm bệnh có trong thức ăn, đồ uống. Các mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Cần ăn chín uống sôi để tránh các tác nhân gây bệnh
Cần ăn chín uống sôi để tránh các tác nhân gây bệnh

Chỉ ăn khi thực sự đói

Bạn chỉ nên ăn khi cảm thấy thực sự đói để giúp cơ thể nạp lại năng lượng. Trong trường hợp cảm thấy đói do chán chường hoặc cảm giác thèm ăn do tâm lý bị căng thẳng, thiếu ngủ,…, bạn nên tránh xa các đồ ăn vặt, thực hành ăn uống tỉnh thức và lập kế hoạch ăn uống trong ngày.

Nhai kỹ thức ăn

Thức ăn phải được nhai kỹ để có thể được tiêu hóa dễ dàng khi xuống đến dạ dày. Việc nhai không kỹ có thể khiến cơ thể không tiết ra đủ enzyme để tiêu hóa thức ăn, điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt

Không ăn quá no

Khi ăn quá no diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân hoặc gây ra một số các rối loạn ăn uống. Ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa làm một hoạt động khác có thể dẫn đến việc ăn no quá mức.

Không ăn ít nhất trước khi ngủ 3 giờ

Bạn nên ngừng ăn khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ. Việc này giúp cho cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn bạn vừa nạp vào trước đó và không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Không ăn trước 3 giờ trước khi đi ngủ
Không ăn trước 3 giờ trước khi đi ngủ

Ăn uống có kèm vận động

Bạn nên hạn chế vận động khi đang ăn uống. Điều này giúp cơ thể tập trung vào việc ăn uống, giúp giảm thiểu tình trạng ăn quá nhanh hoặc ăn no quá mức.

Cần nạp bao nhiêu calories một ngày là đủ?

Calories là thước đo năng lượng có trong thực phẩm. Nhu cầu calories của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như giới tính, chiều cao, cân nặng, độ tuổi, mức độ hoạt động thể chất,… Nhìn chung, nam giới cần nhiều năng lượng hơn nữ giới, người hoạt động thể chất nhiều cũng cần nhiều năng lượng hơn người ít vận động, người trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn người già. Dưới đây là bảng nhu cầu calories cho nam và nữ theo từng độ tuổi, tham khảo từ Văn phòng Phòng ngừa bệnh tật và Khuyến nghị sức khỏe của Mỹ.

Trung bình 1 người cần bao nhiêu calories?
Trung bình 1 người cần bao nhiêu calories?

Bí mật sống thọ của người Nhật dưới góc nhìn dinh dưỡng

Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,8 tuổi, là mức cao nhất trên toàn thế giới. Ngoài các yếu tố như hệ thống y tế tốt thì không thể không kể đến chế độ dinh dưỡng của người Nhật. Vậy người Nhật ăn gì để có tuổi thọ trung bình cao như vậy?

Ăn nhiều cá và hạn chế thịt đỏ

Chế độ ăn uống của người Nhật chứa ít thịt đỏ, sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Điều này giúp cho người Nhật tiêu thụ nhiều chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa. Do đó, các nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cũng được giảm.

Một số món ăn truyền thống của người Nhật có chứa cá như:

Sashimi

Sushi

Tekkadon

Temaki

Himono

Có nhiều món ăn của người Nhật có chứa cá
Có nhiều món ăn của người Nhật có chứa cá

Đậu nành

Đậu nành là một trong những món ăn phổ biến ở các quốc gia Châu Á, trong đó có Nhật Bản. Các món ăn từ đậu nành ở Nhật Bản thường được nấu chín hoặc lên men trước khi sử dụng.

Một số món ăn truyền thống của người Nhật có chứa đậu nành như:

Natto

Yuba

Miso

Kinako

Ganmodoki

Tofu (Tàu hủ)

Trong đậu nành có chứa nhiều isoflavone. Việc ăn đậu nành có chứa nhiều isoflavone sẽ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý về ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, đậu nành cũng là nguồn protein thực vật dồi dào, từ đó giúp giảm lượng thịt phải tiêu thụ hằng ngày. Do đó, đây có thể là nguyên nhân giúp người nhận ít phải tiêu thụ chất béo bão hòa, góp phần gia tăng tuổi thọ trung bình của người Nhật.

Người Nhật có nhiều món ăn từ đậu nành
Người Nhật có nhiều món ăn từ đậu nành

Uống trà xanh ít đường hoặc không có đường

Người Nhật Bản có xu hướng uống trà xanh nhưng ít sử dụng đường. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ thừa cân và béo phì ở người Nhật, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến béo ph như bệnh tim thiếu máu cục bộ hay ung thư vú.

Một số thực uống truyền thống của người Nhật có chứa trà xanh như:

Sencha

Matcha

Gyokuro

Hojicha

Genmaicha

Người Nhật Bản tiêu thụ rất nhiều trà
Người Nhật Bản tiêu thụ rất nhiều trà

Chế độ ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm

Chế độ ăn đa dạng thực phẩm, từ hạt, rau xanh, trái cây, cá, thịt và các sản phẩm từ sữa cũng là một yếu tố cần chú ý trong chế độ ăn của người Nhật. Chế độ độ ăn đa dạng giúp đảm bảo dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Ngoài ra, tại Nhật Bản, chính phủ cũng khuyến khích người dân phân chia thực đơn ăn như thế nào để hợp lý dựa trên Hướng dẫn thực phẩm dạng con quay của Nhật Bản (Japanese Food Guide Spinning Top).

Thói quen và chế độ ăn theo từng độ tuổi theo khuyến cáo

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, việc duy trì thói quen ăn uống khoa học là việc cần thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi thì bạn nên chú ý đến một số thói quen ăn uống nhất định để duy trì tình trạng sức khoẻ ổn định.

Lưu ý, các khuyến cáo dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp, tuỳ vào thể trạng của bạn.

Dưới đây là một số khuyến cáo về thói quen và chế độ ăn theo từng độ tuổi:

Độ tuổi dưới 18 tuổi: Chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, tránh lạm dụng bánh kẹo ngọt, đồng thời đa dạng hoá bữa ăn hằng ngày.

Độ tuổi từ 18 – 30 tuổi: Hạn chế uống rượu bia, đồ ăn chế biến sẵn. Bổ sung nhiều rau củ quả vào trong thực đơn hằng ngày của bạn.

Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi: Cần chú ý đến lượng thực ăn mà bạn nạp vào hằng ngày, tránh dư thừa calo.

Độ tuổi từ 40 tuổi trở lên: Cần chú ý hơn về thực đơn hằng ngày của bạn, đồng thời hạn chế sử dụng nhiều muối hay đường trong quá trình nấu nướng. Kết hợp với việc tập thể dục thể thao thường xuyên.

Ngoài chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao, bạn nên thiết lập thói quen khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, giúp phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời, về lâu dài thì việc khám sức khoẻ tổng quát còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thói quen hằng ngày để sống thọ

Thói quen để sống thọ hơn

Thói quen sinh hoạt hằng ngày được xem là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người. Do đó, việc nhận biết được đâu là các thói quen tốt hay có hại sẽ giúp kịp thời thay đổi, từ đó nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây đâu là các thói quen mà bạn cần điều chỉnh để có thể sống vui – sống thọ cùng với gia đình nhé!

Thường xuyên vận động thể chất

Theo WHO thì có đến 1/4 người trưởng thành và 81% thanh thiếu niên trên toàn cầu không dành đủ thời gian để hoạt động thể chất. Chính thói quen này sẽ làm tăng 20-30% nguy cơ mắc một số bệnh lý như ung thư, bệnh lý về tim, đột quỵ và đái tháo đường.

Theo WHO, một người được xem là thiếu hoạt động thể chất khi:

  • Đối với người trên 18 tuổi: Hoạt động thể chất ở cường độ trung bình dưới 150 phút 1 tuần.
  • Đối với thanh thiếu niên: Hoạt độ thể chất dưới 60 phút hằng ngày với cường độ trung bình trở lên.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, đối với nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên thì việc hoạt động thể chất ở cường độ trung bình trên 150 phút 1 tuần được cho là giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi lên đến 22%.

Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải đạt mức khuyến cáo của WHO để đạt được lợi ích đó. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc hoạt động thể chất trên 30 phút, thậm chí 15 phút trong ngày, cũng sẽ mang lại hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy việc hoạt động thể chất ở mức độ trung bình trên 15 phút/1 ngày có thể kéo dài tuổi thọ thêm 3 năm.

Một số bài tập thể dục mà bạn có thể cân nhắc tập bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi hay chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,…

Chú ý thường xuyên hoạt động thể chất

Hạn chế ngồi quá lâu

Ngày nay, số lượng người làm việc văn phòng ngày càng nhiều, dẫn đến việc chúng ta dành nhiều thời gian để ngồi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, việc ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường, bệnh lý về tim mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và rối loạn chuyển hóa.

Hơn nữa, theo một số nghiên cứu cho thấy, việc ngồi trên 8 tiếng/1 ngày và không có hoạt động thể chất nào sẽ làm tăng nguy cơ tử vong tương tự như việc hút thuốc hay béo phì. Do đó, việc chú ý đến thói quen ngồi của bạn hằng ngày là việc làm cần thiết.

Một số cách để hạn chế tình trạng ngồi quá lâu:

  • Đứng dậy và đi lại mỗi khi ngồi được 30 phút.
  • Đứng trong lúc xem phim hay nghe điện thoại.
  • Thử sử dụng bàn làm việc đứng thay vì ngồi.
  • Có thể đứng thay vì ngồi trong các buổi họp.
Hạn chế ngồi quá lâu khi làm việc

Giữ cân nặng ở mức hợp lý

Theo WHO, năm 2016 có 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (BMI > 25) , và con số này gấp gần 3 lần kể từ năm 1975. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều đường, chất béo và do ít vận động thể chất.

Chỉ số BMI gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như:

Bệnh lý về tim mạch: Trong đó, đột quỵ được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam (số liệu năm 2019).

Đái tháo đường (tiểu đường): Theo WHO, tình trạng thừa cân và béo phì có liên quan đến 44% ca đái tháo đường.

Rối loạn cơ xương: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp từ 4 – 5 lần.

Bệnh lý ung thư: Bao gồm ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư buồn trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư đại tràng,…

Do đó, việc kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng là điều cần thiết. Theo khuyến cáo, chỉ số BMI của bạn chỉ nên giao động từ 18,5 – 24,9. Cần lưu ý rằng, giá trị BMI gia tăng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mắc các bệnh kể trên. Giá trị BMI cũng có thể giảm được nếu người thừa cân có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Giữ cân nặng ở mức hợp lý

Chú ý đến chế độ ăn hằng ngày

Một nghiên cứu từ tạp chí Nature cho thấy một trong những yếu tố giúp người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới đó là do người Nhật chế độ ăn đa dạng. Ví dụ như hạt, rau xanh, trái cây, cá, thịt và sữa.

Một mẹo để đảm bảo bữa ăn của bạn được đa dạng chất dinh dưỡng đó là áp dụng chế độ ăn “cầu vồng”, tức là đưa nhiều thực phẩm có màu sắc tự nhiên khác nhau vào trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng tháp dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bản thân nhé!

Chú ý đến chế độ ăn hằng ngày

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây các bệnh lý về tim mạch và đường hô hấp. Theo WHO, hằng năm trên thế giới có 8 triệu người tử vong vì khói thuốc lá, đặc biệt thường xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình.

Thuốc lá không chỉ nguy hiểm cho người hút, mà nó còn tác động rất xấu đến những người tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Hằng năm, trên thế giới có đến 1,2 triệu người tử vong do hít phải khói thuốc của người khác.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng bày bán các sản phẩm thuốc lá điện tử, và chúng có thể chứ nicotine. Tác động của thuốc lá điện tử cũng tương tự với thuốc lá truyền thống, nhưng nguy hiểm hơn vì chúng tiếp cận được với đối tượng trẻ vị thành niên.

Do đó, nếu bạn có thói quen hút thuốc, bao gồm cả thuốc điện tử thì nên chủ động bỏ thuốc. Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên viên tư vấn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Ngừng hút thuốc nếu có để bảo vệ sức khoẻ

Uống rượu bia có chừng mực

Rượu bia có thể được xem là thứ không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc tại Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ rượu bia/người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nó quá mức để lại rất nhiều hệ quả khôn lường. Cụ thể, có đến 40800 ca tử vong có liên quan đến rượu bia, chiếm trên 7% tổng số ca tử vong trên toàn quốc (năm 2022).

Đặc biệt, rượu bia là yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra các bệnh lý không truyền nhiễm (NCD), trong đó có xơ gan, viêm tuỵ, đột quỵ xuất huyết não, tăng huyết áp hay các bệnh lý ung thư khác.

Mức rượu bia được tiêu thụ theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ là:

  • Đối với nam: Dưới 2 đơn vị uống/1 ngày
  • Đối với nữ: Dưới 1 đơn vị uống/1 ngày

Những ai nên không nên uống rượu bia:

  • Dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Đang sử dụng thuốc có thể tương tác với rượu bia
  • Đang phục hồi sau điều trị “hội chứng cai rượu” hay không có khả năng kiểm soát
Uống rượu bia có chừng mực

Chú ý đến sức khoẻ tinh thần

Đây là một yếu tố được ít người để ý đến, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ, cũng như là chất lượng cuộc sống.

Căng thẳng (stress) kéo dài có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn lo âu hay trầm cảm. Ngoài ra, nó cũng có thể kéo theo một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác, như là nghiện rượu bia, thuốc lá, game,…

Tình trạng căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất. Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hoá,…

Do đó, chú ý đến sức khoẻ tinh thần, giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan là điều vô cùng quan trọng.

Một số cách để giảm căng thẳng bạn có thể tham khảo:

  • Học cách để quản lý căng thẳng (theo hướng dẫn của WHO)
  • Lên kế hoạch làm việc hằng ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Giữ mối quan hệ xung quanh
  • Ăn uống lành mạnh
  • Thường xuyên thể dục thể thao
  • Hạn chế đọc tin tức trên TV hoặc mạng xã hội
Tham vấn bác sĩ nếu có bất thường gì về sức khoẻ tinh thần

Duy trì các mối quan hệ xã hội

Hầu hết, chúng ta sống đều cần các mối quan hệ xung quanh, từ gia đình đến bạn bè, đồng nghiệp. Theo đó, những người có các mối quan hệ xã hội bền vững và lành mạnh có xu hướng bị ảnh hưởng với căng thẳng hơn, từ đó có khả năng giúp gia tăng tuổi thọ.

Việc duy trì và nuôi dưỡng các mối quan hệ xung quanh không đồng nghĩa là phải tham gia vào các buổi tiệc đông người. Bạn có thể bắt đầu từ các mối quan hệ cơ bản nhất như ba mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân hay người bạn thương yêu.

Duy trì mối quan hệ tốt với gia đình

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ ngon và sâu là giấc ngủ vàng. Trong quá trình ngủ thì cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện quá trình cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục. Nếu như tình trạng ngủ không đủ giấc kéo dài, cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, bệnh lý về tim, bệnh lý nhiễm trùng,… Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tinh thần, làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Một số cách để giúp bạn ngủ ngon hơn:

  • Thiết lập thói quen ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, nhưng tránh tập trước 2-3 giờ trước khi ngủ.
  • Hạn chế caffeie và nicotine.
  • Hạn chế uống rượu bia trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn no hoặc uống nhiều nước buổi khuya.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái (nệm gối thoải mái, nhiệt độ phòng mát mẻ,…).
  • Thư giãn trước khi đi ngủ.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Khám sức khoẻ tổng quát định kỳ

Việc khám sức khoẻ tổng quát định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm, tăng hiệu quả điều trị, mà về lâu dài còn tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng thể chất của bạn một cách tổng quát, từ đó đưa ra thay đổi về chế độ ăn và chế độ sinh hoạt để giúp kéo dài tuổi thọ.

Đặc biệt, việc khám sức khoẻ tổng quát định kỳ nếu bạn có những yếu tố nguy cơ như:

  • Trên 40 tuổi
  • Mắc các bệnh lý mạn tính: Đái tháo đường, hen suyễn, viêm khớp, viêm gan B,…
  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh mạn tính hay ung thư
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Hút thuốc, uống rượu bia,…
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Sinh sống, làm việc ở môi trường độc hại

Ở mỗi độ tuổi và mỗi giới, tần suất khám tổng quát sẽ khác nhau. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất!

Khám tổng quát, bí mật sống thọ của người Nhật

Khám tổng quát để sống thọ hơn

Khám tổng quát để sống thọ hơn

Người Nhật Bản nổi tiếng với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, cụ thể là 84,8 tuổi (số liệu năm 2021). Ngoài chế độ sinh hoạt, ăn uống, việc khám tổng quát định kỳ được xem là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tuổi thọ trung bình của quốc đảo này. Vậy tại sao khám tổng quát lại giúp bạn sống thọ hơn? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

Số liệu mắc bệnh và tử vong do bệnh lý nội khoa ở Việt Nam?

Theo số liệu từ WHO, năm 2019 tại Việt Nam, ước tính có khoảng 695613 ca tử vong. Chủ yếu nguyên nhân gây tử vong đến từ các bệnh lý nội khoa, trong đó, nguyên nhân hàng đầu là do bệnh lý đột quỵ. Ước tính cứ 100000 người thì có khoảng 165 người tử vong do đột quỵ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2019 gồm:

  • Đột quỵ
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Alzheimer và các bệnh lý sa sút trí tuệ khác
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Bệnh lý về thận
  • Ung thư gan
  • Xơ gan
  • Ung thư khí quản, phế quản và phổi
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục Dân số, trung bình mỗi người cao tuổi mắc khoảng 3-6 bệnh nền, và đa số là các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nhu cầu được khám và điều trị bệnh vẫn chưa được đáp ứng, theo ông Nguyễn Xuân Trường (Vụ trưởng Cơ cấu và Chất lượng Dân số, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế).

Có đến 95% người cao tuổi chưa được đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh vì các lý do như:

  • Không đủ khả năng kinh tế (45,3%).
  • Điều kiện đi lại khó khăn (17,3%).
  • Điều kiện y tế địa phương không đáp ứng được (16,5%).

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Kidong Park (Trưởng Đại diện Văn phòng Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam), Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như:

  • Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí,…
  • Thói quen hút thuốc, uống rượu bia và lối sống ít vận động
  • Tình trạng quá tải ở các bệnh viện
  • Tình trạng lão hoá dân số nhanh nhưng hệ thống y tế chưa kịp thích nghi

Với tất cả các yếu tố kể trên thì có thể thấy tuổi thọ trung bình tại Việt Nam so với các nước khác vẫn chưa cao, cụ thể là 73,6 tuổi. Đồng thời, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng, cụ thể là tăng 6 bậc so với năm 2018, xếp thứ 50/185 quốc gia.

Một trong những yếu tố là do một số bệnh viện tuyến đầu quá tải
Một trong những yếu tố là do một số bệnh viện tuyến đầu quá tải

Tình hình ung thư tại Việt Nam

Theo GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam ước tính có 182563 ca ung thư mắc mới và 122690 ca tử vong do ung thư. Tức là cứ 100000 người thì sẽ có 159,7 ca được chẩn đoán mắc mới và 106 ca tử vong do ung thư. Trong đó, 5 loại ung thư có số ca mắc mới cao nhất tại Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng.

Ung thư 

Số ca mắc mới 

Số ca tử vong do ung thư 

Ung thư gan 

26418 

25272 

Ung thư phổi 

26262 

23797 

Ung thư vú 

21555 

9345 

Ung thư dạ dày 

17906 

14615 

Ung thư trực tràng 

9399 

4758 

 Có thể thấy, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam khi so sánh với các quốc gia khác đang còn cao, đứng thứ 50/185. Đặc biệt khi so sánh các quốc gia phát triển khác tại Châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc, số ca tử vong trên 100000 người tại Việt Nam cao gấp 1,3 – 1,4 lần.

Một trong những lý do giải thích cho sự khác biệt này là vì các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc từ lâu đã áp dụng chương trình tầm soát ung thư toàn quốc. Cụ thể, tại Nhật Bản thì chương trình đã bắt đầu từ năm 1983, còn Hàn Quốc đã áp dụng từ những năm 1999.

Chương trình tầm soát ung thư trên toàn quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc gồm có:

  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư gan
Tỷ lệ tử vong do ung thư giảm nhờ vào chương trình tầm soát ung thư của các quốc gia này
Tỷ lệ tử vong do ung thư giảm nhờ vào chương trình tầm soát ung thư của các quốc gia này

Vì sao người Nhật luôn tự hào là tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới?

Theo thống kê từ Our World in Data năm 2021, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, cụ thể là 84,8 tuổi. Khi so sánh với Việt Nam thì độ tuổi trung bình của chúng ta thấp hơn 10 tuổi, cụ thể là 73,6 tuổi.

Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.

Đặc biệt, tại Nhật Bản, ngày 12 tháng 7 hằng năm còn được gọi là ngày Ningen Dock. Bắt đầu từ năm 1954, ngày Ningen Dock được tạo ra với mục đích khuyến khích người dân Nhật thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hằng năm, từ đó giúp nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.
Bí mật sống thọ của người Nhật đó là chương trình khám sức khoẻ định kỳ trên toàn quốc.

Đối với các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số cận lâm sàng phù hợp để tăng khả năng phát hiện sớm bệnh lý đang mắc phải, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp “cá nhân hoá” chương trình khám tổng quát dựa trên bệnh sử của từng người.

Ví dụ, ở người trên 45 tuổi có thói quen hút thuốc, bác sĩ sẽ được bổ sung thêm một số cận lâm sàng khác ngoài các xét nghiệm cơ bản, bao gồm:

  • Nội soi đại trực tràng
  • Khám tổng quát bệnh tim mạch
  • Khám tổng quát bệnh phổi
  • Khám tổng quát bệnh về thần kinh
  • Tầm soát bệnh xơ cứng động mạch

Sau nhiều thập kỷ, đến hiện nay, trung bình mô hình khám sức khoẻ Ningen Dock đã thu hút được 3,7 triệu người dân khám định kỳ hằng năm. Ngoài chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, đây chính là lý giải cho câu hỏi tại sao Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (số liệu năm 2021).

Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới
Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới

Khám tổng quát giúp bạn hiểu cơ thể mình như thế nào?

Trong quá trình khám sức khoẻ tổng quát, bác sĩ sẽ thực hiện khám nội tổng quát, đồng thời chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng. Đây sẽ là gợi ý đắc lực trong phát hiện sớm tình trạng bệnh lý trên toàn bộ cơ thể, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Vậy cụ thể các hạng mục trong khám tổng quát định kỳ có vai trò như thế nào?

Hạng mục

Lợi ích nhận được

Khám Nội Tổng Quát

– Các bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc để giúp Bác sĩ định hướng hỏi bệnh và thăm khám.

– Bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh và chỉ định cận lâm sàng dựa vào thông tin bác sĩ nhận được khi khai thác bệnh sử.

– Bác sĩ giải thích kết quả của từng chỉ số cận lâm sàng đã thực hiện, chỉ ra bất thường và đưa ra chẩn đoán nếu có.

Chẩn Đoán Hình Ảnh và Thăm Dò Chức Năng

Gồm các dịch vụ như:

– Chụp x quang

– Siêu âm: bụng, giáp, tim, …

– Đo điện tim (điện tâm đồ)

Xét Nghiệm Tổng Quát

Giúp Bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý ở các cơ quan quan trọng của cơ thể như: tuyến giáp, gan – mật – tuỵ, huyết học, nội tiết, …

Xét Nghiệm Bộ Dấu Ấn Ung Thư

[NT1] Gợi ý cho Bác sĩ về một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như: ung thư gan, ung thư tuỵ, ung thư buồng trứng (ở nữ) và ung thư tiền liệt tuyến (ở nam)

Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ
Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ

Tại sao khám tổng quát giúp bạn sống thọ hơn?

Việc kiểm tra sức khoẻ tổng quát nên được thực hiện định kỳ, dù bạn không gặp bất kỳ triệu chứng hay bệnh lý nào. Vậy tại sao bạn nên thực hiện khám tổng quát?

Các lý do khám tổng quát lại giúp bạn sống thọ hơn:

Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm: Việc khám tổng quát giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thể chất của người khám, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, nhóm có nguy cơ cao như người trên 40 tuổi, có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử bệnh cá nhân hoặc gia đình,… thì nên thực hiện khám tổng quát định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phát hiện sớm các bệnh lý: Việc phát hiện bệnh lý ở giai đoạn đầu sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị. Về lâu dài, khám tổng quát sẽ tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng sống của bạn.

Theo dõi các bệnh lý mạn tính: Đối với người mắc các bệnh mạn tính như đột quỵ, đái tháo đường hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì cần thực hiện khám tổng quát định kỳ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh của mình, hạn chế các triệu chứng khó chịu và tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp: Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Do đó, khi thực hiện khám tổng quát, nếu thấy bất kỳ chỉ số nào bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để giúp ổn định chỉ số đó, hạn chế tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm.

Cô chú, anh chị nên tập thói quen tập thể dục thể thao
Cô chú, anh chị nên tập thói quen tập thể dục thể thao

Những ai nên đi khám tổng quát?

Việc khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ, dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm độ tuổi khác nhau thì nhu cầu khám tổng quát lại có sự thay đổi nhất định.

Khám tổng quát nên được thực hiện khi:

Đối với độ tuổi từ 18 – 40 tuổi: Nên thực hiện kiểm tra các bệnh truyền nhiễm, bao gồm các bệnh lây qua đường tình dụng (STI), bệnh viêm gan B, viêm gan C,… Đặc biệt, khám tổng quát thường được áp dụng để khám tiền hôn nhân hay khám trước khi sinh.

Đối với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên: Nên thực hiện theo dõi và tầm soát một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý về tim mạch hay nên thực hiện tầm soát ung thư, ví dụ như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung,…

KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NGƯỜI NHẬT

Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.

Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Các Chú, Các Anh tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:

>> Các gói khám tổng quát dành cho nam

>> Các gói khám tổng quát dành cho nữ

 

Khám tổng quát như người Nhật Bản
Khám tổng quát như người Nhật Bản

Trên đây là một số thông tin về tuổi thọ trung bình tại Việt Nam và các nguyên nhân khiến người dân chúng ta chưa thể sống thọ, sống khoẻ được. Nếu thấy bài viết này hữu ích, Cô Chú, Anh Chị có thể chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè để cập nhật thêm thông tin này nhé!

Tại sao phụ nữ phải khám tổng quát mỗi năm?

Tại sao nữ giới nên khám tổng quát định kỳ?

Tại sao nữ giới nên khám tổng quát định kỳ?

Theo thống kê từ Ngân Hàng Thế Giới, tuổi trung bình của nữ giới Việt Nam là 78 tuổi. Đây chưa phải là con số cao khi so sánh với các quốc gia khác. Đặc biệt khi so sánh với Nhật Bản thì độ tuổi trung bình của nữ giới Việt Nam kém hơn 10 tuổi. Việc chưa có thói quen khám tổng quát định kỳ được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của nữ giới Việt Nam. Vậy thực sự nữ giới còn cần khám tổng quát hay không, hãy cùng Doctor Check tìm hiểu nhé!

Các bệnh lý gây tử vong ở nữ tại Việt Nam?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tử vong, trong đó, bệnh lý là nguyên nhân phổ biến và chiếm phần lớn. Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố top 10 bệnh lý gây tử vong phổ biến cho nữ giới tại Việt Nam.

Biết và hiểu rõ được các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể và khách quan. Qua đó có các giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ để hạn chế tỷ lệ tử vong, xây dựng một công đồng khoẻ mạnh hơn.

Top 10 bệnh lý gây tử vong ở nữ giới Việt Nam gồm:

  • Đột quỵ
  • Bệnh nhồi máu cơ tim
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác
  • Bệnh thận
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Viêm đường hô hấp dưới
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh xơ gan
  • Ung thư vú
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở nữ giới Việt Nam
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở nữ giới Việt Nam

5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới Việt Nam

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam ghi nhận 83.647 ca mắc ung thư mới ở nữ giới trên tổng số 182.563 ca mắc ung thư mới, chiếm 45,82%. Trong đó, bệnh lý ung thư phổ biến nhất ở nữ là ung thư vú, chiếm 25,8%.

Dưới đây là 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới Việt Nam được GLOBOCAN thống kê vào năm 2020.

Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới Việt Nam gồm:

  • Ung thư vú
  • Ung thư phổi
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư gan
Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới Việt Nam
Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nữ giới Việt Nam

Thói quen khiến nữ giới Việt Nam chưa sống thọ, sống khoẻ

Những thói quen hàng ngày tưởng chừng như bình thường lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi người. Do đó, cần lưu ý hơn những thói quen này để có thể sống thọ, sống khoẻ hơn mỗi ngày.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không cân đối có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ và giảm tuổi thọ ở nữ giới. Vì vậy, muốn duy trì một cơ thể khoẻ mạnh cần có một chế độ ăn hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời, các bạn nữ cần hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường như đồ ngọt, nước uống có gas, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản,…

Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn
Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn

Ít hoạt động thể chất

Việc thiếu hoạt động thể chất, ít vận động trong đời sống hiện đại là khá phổ biến. Tuy nhiên, thói quen này lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của nữ giới.

Ít vận động mộ thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, các vấn đề về tim mạch, bệnh tiểu đường,…. Do đó, hãy cố gắng dành ra 30 phút – 60 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc tham gia một số môn thể thao để nâng cao sức khoẻ của mình.

Stress và áp lực thường xuyên

Áp lực và căng thẳng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của nữ giới. Ngoài ra, nó còn gây ra các tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về tim mạch, bệnh trầm cảm,…

Do đó, hãy tìm hiểu một số cách quản lý tình trạng stress như thiền, yoga, chơi thể thao,… để hạn chế tình trạng này và có cho mình một sức khoẻ tốt hơn.

Hạn chế stress để tăng tuổi thọ ở nữ giới
Hạn chế stress để tăng tuổi thọ ở nữ giới

Chưa có thói quen khám tổng quát

Việc không thực hiện khám tổng quát thường xuyên sẽ giảm khả năng phát hiện bất thường về sức khoẻ và các bệnh lý quan trọng như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng,…. Điều này sẽ có thể làm bệnh tình trở nặng hơn, phát hiện bệnh và giai đoạn muộn hơn và sẽ khó cho việc điều trị bệnh hơn.

Vì sao nữ giới nên đi khám tổng quát định kỳ?

Khám tổng quát định kỳ giúp nữ giới dễ dàng phát hiện ra các bất thường về sức khoẻ và một số bệnh lý ở giai đoạn sớm. Điều này là rất quan trọng cho việc điều trị bệnh, điển hình như bệnh ung thư đại trực tràng, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh là khá cao.

Ngoài ra, không phải bệnh lý nào cũng có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nếu không thực hiện khám tổng quát định kỳ sẽ khó có thể phát hiện bệnh.

Tại sao nữ giới nên khám tổng quát?
Tại sao nữ giới nên khám tổng quát?

Nữ giới nên khám tổng quát định kỳ từ bao nhiêu tuổi?

Vì khám tổng quát định kỳ là cần thiết và quan trọng cho việc duy trì một cơ thể khoẻ mạnh. Vì vậy, nữ giới nên bắt đầu khám tổng quát định kỳ vào năm 18 tuổi khoảng 6 tháng đến 1 năm/1 lần.

Đối với các nhóm có nguy cơ cao hơn như người có các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý, có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc độ tuổi cao hơn thì có thể khám thường xuyên và thực hiện nhiều kiểm tra chuyên sâu hơn, khoảng 2-3 lần mỗi năm.

Ví dụ như đối với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên thì nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/1 lần để phát hiện sớm tình trạng ung thư cổ tử cung.

Để biết cần thực hiện những hạng mục nào trong khám tổng quát, các chú, các anh nên chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác nhất.

KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NỮ GIỚI NHẬT

Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.

Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Các Cô, Các Chị tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:

>> Gói khám tổng quát dành cho nữ

Nữ giới nên khám tổng quát định kỳ
Nữ giới nên khám tổng quát định kỳ

Tại sao nam giới phải khám tổng quát mỗi năm

Tại sao nam giới nên khám tổng quát?

Theo thống kê từ Ngân Hàng Thế Giới, tuổi trung bình của nam giới Việt Nam là 69 tuổi, còn khá thấp khi so sánh các quốc gia khác. Đặc biệt, khi so sánh với Nhật Bản thì tuổi thọ trung bình của nam giới tại Việt Nam còn kém hơn 12 tuổi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do nam giới tại Việt Nam chưa có thói quen khám tổng quát định kỳ. Vậy nam giới có thực sự cần khám tổng quát mỗi năm hay không? Hãy cùng Doctor Check tìm hiểu nhé!

Các bệnh lý gây tử vong ở Nam tại Việt Nam?

Theo thống kê từ WHO, tại Việt Nam, năm 2016 có đến … ca tử vong ở nam giới, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ các bệnh lý không lây nhiễm (NCD). Dưới đây là 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam mà có thể nhiều người sẽ bất ngờ.

Top 10 bệnh lý gây tử vong ở nam giới Việt Nam gồm:

  • Đột quỵ
  • Bệnh tim do thiếu máu cục bộ
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Ung thư gan
  • Xơ gan
  • Ung thư khí quản, phế quản và phổi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Đái tháo đường
  • Bệnh lý về thận
  • Ung thư dạ dày
Top 10 bệnh lý gây tử vong ở nam giới Việt Nam
Top 10 bệnh lý gây tử vong ở nam giới Việt Nam

5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam

Có thể thấy, trong 10 bệnh lý có số ca tử vong cao nhất ở nam giới Việt Nam thì có đến 3 bệnh lý có liên quan đến ung thư. Theo thống kê GLOBOCAN 2020, tại Việt Nam có 98.916 ca mắc ung thư mới. Trong đó, số ca tử vong do ung thư lên đến 74.481. Đây là những con số đáng báo động. Vậy đâu là các bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam.

Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam gồm:

  • Ung thư gan
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư tuyến tiền liệt
Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam
Top 5 bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới Việt Nam

Thói quen khiến nam giới Việt Nam chưa sống thọ, sống khoẻ

Nam giới tại Việt Nam thường có nhiều thói quen không lành mạnh, trong đó có thể đến như uống rượu bia, hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất hay là chưa có thói quen đi khám tổng quát. Thậm chí, nhiều người còn có nhiều thói quen trên cùng lúc, ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ cũng như tuổi thọ của họ. Hãy cùng Doctor Check tìm hiểu thêm về các thói quen này nhé!

Thói quen uống rượu bia

Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia cao trên toàn thế giới, cụ thể đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 3 Châu Á. Trung bình, một người trưởng thành ở Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất mỗi ngày.

Đặc biệt, đối với cánh mày râu, việc uống rượu bia là một điều cần phải thực hiện mỗi khi bàn nhậu cùng với gia đình và bạn bè. Về lâu về dài, nó có không chỉ gây ra các bệnh lý mạn tính mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về ung thư, ví dụ như ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…

Thói quen uống rượu bia ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nam giới
Thói quen uống rượu bia ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nam giới

Thói quen hút thuốc lá

Tại Việt Nam, cứ 2 nam giới thì sẽ có 1 người hút thuốc lá. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người hút mà còn cả những người hít thuốc lá thụ động. Việc hít phải khói thuốc lá quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi hay bệnh lý về tim mạch.

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Ung thư phổi
  • Cao huyết áp
  • Huyết khối
  • Đột quỵ

Mặc dù nhận thức rõ tác động của thuốc lá đến sức khoẻ của bản thân và gia đình nhưng nhiều người dường như phớt lờ chúng. Chỉ khi có hậu quả thì nhiều người mới cảm thấy hối hận.

Ngủ không đủ giấc

Một số người có thói quen thức khuya để làm việc, trong khi lại phải dậy sớm. Thói quen này không chỉ diễn ra vài ngày mà còn kéo dài vài tuần, thậm chí là vài tháng. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến mọi mặt của cơ thể.

Việc làm việc căng thẳng trước khi đi ngủ cũng có thể khiến chúng ta ngủ không được ngon giấc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, nhiều người thức quá khuya thường có xu hướng ăn khuya, điều này cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch.

Ngủ thiếu giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nam giới
Ngủ thiếu giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nam giới

Chưa có thói quen khám tổng quát định kỳ

Ỷ lại mình là “phái mạnh”, nam giới thường có thái độ chủ quan với sức khoẻ của mình. Và chỉ khi các triệu chứng, bệnh lý trở nặng thì họ mới bắt đầu đi khám bác sĩ. Việc phát hiện bệnh trễ sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn hơn, thậm chí là đe doạ đến tính mạng.

Vì sao nam giới nên đi khám tổng quát định kỳ?

Nhiều người còn chủ quan trong việc khám sức khoẻ định kỳ vì nghĩ rằng nó không cần thiết. Nhưng trên thực tế, nó không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ đến. Dưới đây là một số lý do nam giới nên khám tổng quát định kỳ.

Các lý do nam giới nên khám tổng quát định kỳ:

  • Phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
  • Phát hiện bệnh sớm các bệnh lý, tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí trên toàn bộ lộ trình.
  • Theo dõi các bệnh lý mạn tính.
  • Giúp nam giới thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Tại sao nam giới nên khám tổng quát?
Tại sao nam giới nên khám tổng quát?

Nam giới nên khám tổng quát định kỳ từ bao nhiêu tuổi?

Thói quen khám sức khoẻ tổng quát định kỳ nên được thực hiện từ sớm, không nên chờ đến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hay lớn tuổi. Việc khám tổng quát ở nam giới nên được thực hiện từ năm 18 tuổi, và nên thực hiện định kỳ 6 tháng – 1 năm/1 lần.

Đối với một số nhóm đối tượng có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung một số cận lâm sàng nhằm phát hiện sớm bệnh.

Ví dụ như đối với những người trên 50 tuổi hoặc có thói quen hút thuốc thì nên thực hiện chụp CT liều thấp (LDCT) để tầm soát khả năng mắc ung thư phổi. Hay bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm PSA nhằm phát hiện sớm bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới đối với những người trên 50 tuổi.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gồm:

  • Trên 40 tuổi
  • Hút thuốc
  • Uống rượu bia
  • Thừa cân, béo phì
  • Làm việc trong môi trường độc hại

Để biết cần thực hiện những hạng mục nào trong khám tổng quát, các chú, các anh nên chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác nhất.

KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NAM GIỚI NHẬT

Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.

Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp các Chú, các Anh tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Các Chú, Các Anh tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:

>> Gói khám tổng quát dành cho nam

Khám tổng quát ở nam giới
Khám tổng quát ở nam giới