6 Quyền Lợi Quý Khách Nhận Được Khi “Nội Soi Tiêu Hoá Không Đau” tại Doctor Check
Ợ HƠI
Ợ hơi giúp bụng cảm thấy thoải mái hơn khi bị đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên, triệu chứng ợ hơi thường xuyên, ợ hơi nhiều, liên tục và đi kèm với một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa.
TỔNG QUAN VỀ TRIỆU CHỨNG Ợ HƠI
Không khí có thể vào dạ dày trong quá trình nhai nuốt thức ăn. Đồng thời, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng sẽ sinh ra một lượng khí nhất định. Để giảm bớt áp lực trong dạ dày, phụ thuộc vào vị trí xuất hiện mà khí thừa sẽ được cơ thể thải qua hai con đường:
- Đường hậu môn: nếu khí xuất hiện trong phần dưới ống tiêu hóa như ruột non hoặc đại tràng, ở điều kiện bình thường thì khí sẽ thoát ra ngoài theo đường hậu môn.
- Đường miệng: nếu phần khí dư xuất hiện chủ yếu ở dạ dày thì sau khi Cô Bác, Anh Chị uống nước có gas hoặc ăn các thực phẩm khiến miệng thực quản không đóng kín, sẽ khiến khí từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thoát ra khỏi miệng gây nên tiếng ợ.
Ợ hơi là gì?
Ợ hơi (tên tiếng Anh: Belching) là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể giúp giải phóng khí trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng, tạo ra âm thanh ợ. Khi ăn uống, hành động nhai nuốt làm giãn cơ thực quản dưới, cùng với việc đưa không khí từ bên ngoài vào cơ thể sẽ làm cho lượng khí dư tích tụ lại. Khi lượng khí đã tích tụ một lượng đủ lớn sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bằng hiện tượng ợ hơi.
- Tình trạng ợ hơi thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc uống các loại nước có gas. Một số người còn có thói quen ợ hơi khi bụng không đầy hơi để giảm bớt cảm giác khó chịu ở bụng. Ợ hơi liên tục hay ợ hơi mạn tính có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hay tình trạng viêm niêm mạc dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
- Bị ợ hơi liên tục nhiều ngày liền sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Nếu triệu chứng ợ hơi xuất hiện thường xuyên và liên tục, người bệnh nên đi thăm để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng của những bệnh lý nguy hiểm.
Các cơ quan tiêu hóa có khả năng tích tụ khí gây ợ hơi
Khí có thể xuất hiện bất kì đâu trong ống tiêu hóa nhưng thường sẽ bị kẹt lại tại các nếp gấp khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Các cơ quan tiêu hóa dễ bị tích tụ khí gây ợ hơi bao gồm:
- Thực quản: nguyên nhân tích tụ khí tại thực quản gây ợ hơi gồm nhiễm khuẩn Hp, trào ngược dạ dày – thực quản, ăn uống quá nhanh hoặc nói chuyện trong khi ăn và do quá trình hô hấp, nuốt nước bọt.
- Dạ dày: nguyên nhân tích tụ khí tại dạ dày gây ợ hơi do khí đến từ thực quản và quá trình tiêu hóa thức ăn cũng sinh ra nhiều khí khiến dạ dày căng lên và tạo áp lực lên thành dạ dày. Từ đó, miệng dạ dày hở và đẩy hơi ra ngoài qua đường miệng. Ngoài ra, các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn Hp,… cũng có thể khiến người bệnh hay ợ hơi. Dạ dày là nơi dễ bị tích tụ và gây ra triệu chứng ợ hơi nhiều nhất.
- Ruột non: nguyên nhân tích tụ khí tại ruột non là do quá trình tiêu hóa hoặc lên men thức ăn không tiêu hóa được bởi vi khuẩn trong ruột. Hội chứng không dung nạp lactose cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy bụng, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
- Ruột già (đại tràng): nguyên nhân tích tụ khí tại ruột già gây ợ hơi do quá trình lên men thức ăn, táo bón, rối loạn tiêu hóa hay bệnh Celiac dù đây là nơi cuối cùng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Phân loại triệu chứng ợ hơi
Dựa vào tần suất, mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể mà triệu chứng ợ hơi được chia thành 2 loại là ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý.
- Ợ hơi sinh lý là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi ăn quá no, ăn quá nhanh hay ăn uống nhiều đồ có tính kích thích như: nước uống có gas, cafe, tỏi, ớt, dưa chua,… Ở người khỏe mạnh bình thường có thể hay ợ hơi từ 3 – 4 lần trong 1 giờ sau khi ăn và sẽ kết thúc sau 2 giờ. Bên cạnh đó, ợ hơi thường không có mùi chua và không kèm với các biểu hiện bất thường khác.
- Ợ hơi bệnh lý là một trong những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác. 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày có triệu chứng ợ hơi nhiều, đây cũng là biểu hiện đầu tiên và xảy ra thường xuyên. Dấu hiệu gợi ý bị ợ hơi bệnh lý khi tình trạng ợ hơi xảy ra liên tục, không chỉ sau khi ăn mà bị ợ hơi nhiều lần trong ngày, không kiểm soát được, ợ ngay cả khi đói và thường có đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng,…
NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG Ợ HƠI LÀ GÌ?
Nguyên nhân gây ợ hơi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Nguyên nhân đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Một số thói quen ăn uống không tốt dễ dẫn đến tích tụ khí và gây ra các triệu chứng ợ hơi sau khi ăn, bao gồm:
- Ăn uống quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn.
- Nhai kẹo cao su, ngậm kẹo cứng.
- Uống thức uống có gas, bia rượu hoặc uống nhiều cà phê.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
Một số loại thuốc có thể dẫn đến triệu chứng ợ hơi hoặc các rối loạn gây ra ợ hơi như thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type II (acarbose), thuốc nhuận tràng (lactulose, sorbitol), thuốc giảm đau (naproxen, ibuprofen, aspirin),…
Nguyên nhân đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Các bệnh lý về đường tiêu hóa là một trong số những nguyên nhân ợ hơi. Triệu chứng ợ hơi là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa như:
- Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
- Chứng khó tiêu
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày – tá tràng.
- Nhiễm vi khuẩn Hp.
- Tắc môn vị (tắc nghẹn giữa dạ dày và ruột non).
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Khối u đường tiêu hóa.
- Hội chứng không dung nạp lactose.
- Hội chứng tê liệt dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức.
- Tắc ruột, thoát vị gián đoạn.
- Bệnh táo bón kéo dài.
- Bệnh Celiac.
- Suy tuyến tụy, bệnh túi mật.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Triệu chứng ợ hơi có thể là biểu hiện của các bệnh lý mạn tính, phát hiện bệnh muộn khiến công tác điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Cô Bác, Anh Chị cần đi khám bác sĩ khi triệu chứng ợ hơi xuất hiện liên tục (khoảng 30 lần một ngày) gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cần đến bệnh viện, phòng khám nội soi dạ dày thăm khám ngay nếu bị ợ hơi nhiều kèm theo các triệu chứng khác như:
- Tiêu chảy.
- Đau bụng kéo dài hoặc các cơn đau dữ dội.
- Máu lẫn trong phân.
- Cân nặng thay đổi đột ngột.
- Khó chịu, đau rát vùng ngực.
- Chán ăn hoặc ăn nhanh no.
Các triệu chứng trên có thể báo hiệu tình trạng các bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn, đặc biệt là ung thư cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
CÁC TRIỆU CHỨNG NÀO KÈM THEO Ợ HƠI?
Ợ hơi thường sẽ đi kèm với các triệu chứng khác phụ thuộc vào bệnh lý, mức độ ảnh hưởng, rối loạn hoặc tình trạng của các cơ quan gây ra. Các nguyên nhân gây ra triệu chứng ợ hơi không chỉ đến từ đường tiêu hóa mà cũng có thể liên quan đến các cơ quan khác của cơ thể. Một số triệu chứng kèm theo ợ hơi phổ biến như chướng bụng, buồn nôn, ợ nóng,…
Các triệu chứng tiêu hóa đi kèm với buồn nôn, nôn ói là gì?
- Chướng bụng, đầy hơi hoặc căng tức bụng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu.
- Táo bón, tiêu chảy kéo dài.
- Ợ nóng.
- Buồn nôn, đôi khi xuất hiện nôn ói.
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng.
Các triệu chứng đi kèm ợ hơi có thể kéo dài 2 – 3 ngày hoặc lâu hơn, nếu người bệnh sử dụng thuốc không kê đơn tại nhà sau 2 ngày vẫn không hết cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng tiêu hóa đi kèm với buồn nôn, nôn ói là gì?
Một số triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức khi các triệu chứng chỉ vừa xuất hiện, bao gồm:
- Đau ngực, tức ngực, tim đập nhanh và mạnh.
- Sốt, nhiệt độ cao hơn 38ºC
- Gặp các trở ngại về hô hấp như thở gấp, thở khò khè, nghẹt thở, thở không được,…
- Ợ hơi liên tục và khó thở.
- Đau bụng dữ dội, đau quặn bụng không thể di chuyển.
- Nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
Các triệu chứng nguy hiểm trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa đã tiến triển nặng như viêm loét, tắc ruột, polyp hoặc ung thư tiêu hóa. Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phương Pháp Điều Trị Ợ HơiCÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG Ợ HƠI
Quan trọng nhất trong việc chẩn đoán các triệu chứng ợ hơi và đưa ra phương pháp điều trị là xác định nguyên nhân chính gây ra các cơn ợ hơi nhiều thông qua các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của Cô Bác, Anh Chị, bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng, dấu hiệu đang mắc phải thông qua các câu hỏi như:
- Cô Bác xuất hiện tình trạng ợ hơi bao lâu rồi? Chúng có trở nên thường xuyên, liên tục và tệ hơn không?
- Cô Bác có cảm thấy khó chịu hoặc bệnh lý tiến triển nặng khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống nào không?
- Cô Bác có gặp phải các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đầy bụng, chướng bụng, ợ nóng,… không?
- Cô Bác có đã từng mắc các bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh tâm thần hay đang dùng thuốc điều trị bệnh ký nào khác không?
- Triệu chứng ợ hơi có xuất hiện khi Cô Bác đang ngủ không?
Xét nghiệm
- Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng hơi thở (Urea Breath Test): được sử dụng phổ biến do không sử dụng các kỹ thuật xâm lấn, có 2 loại test là dạng bóng và dạng thẻ. Test hơi thở cho kết quả chính xác, nhanh chóng và thường được bác sĩ sử dụng trên mọi đối tượng.
- Xét nghiệm phân: xét nghiệm phân với 2 mục đích là tìm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc dấu hiệu máu ẩn trong phân để phân biệt các loại bệnh lý tiêu hóa.
- Xét nghiệm máu có thể phát hiện được các kháng thể được sản sinh ra giúp chống lại vi khuẩn Hp.
- Xét nghiệm nhân trắc thực quản là xét nghiệm ngoại trú giúp xác định các vấn đề với chuyển động và áp lực bên trong thực quản dẫn đến triệu chứng ợ hơi. Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng vào thực quản, các cảm biến trên ống sẽ đo áp lực trong thực quản và đo sự co giãn cơ bắp trong khi nuốt.
Nội soi tiêu hóa
- Nội soi ống tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quản và nội soi dạ dày) giúp bác sĩ quan sát và xác định vị trí viêm hoặc loét thực quản – dạ dày do vi khuẩn Hp hoặc trào ngược axit.
- Nội soi tiêu hóa là phương pháp nội soi toàn bộ ống tiêu hóa được chỉ định khi Cô Bác, Anh Chị xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm với ợ hơi như đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu, máu ẩn trong phân, táo bón, tiêu chảy,…
Với trang thiết bị hiện đại, ống nội soi mềm có khả năng phóng đại trên 500 lần giúp bác sĩ không những đánh giá chính xác tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, đồng thời còn có thể đánh giá mức độ của triệu chứng, vị trí tổn thương và đưa ra những phán đoán về diễn tiến của bệnh, phương pháp điều trị ợ hơi phù hợp nhất.
Doctor Check là phòng khám dạ dày tại TPHCM tiên phong trong việc chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và tầm soát ung thư tiêu hóa. Để được chẩn đoán nguyên nhân gây ợ hơi chính xác, cô chú, anh chị có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ Doctor Check.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp thực quản – dạ dày bằng chất cản quang thường dùng để đánh giá các biến chứng liên quan đến trào ngược dạ dày – thực quản như loét, hẹp dạ dày, chứng khó nuốt sau phẫu thuật.
- Đối với phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi xuất hiện các triệu chứng chướng bụng đi kèm nên siêu âm vùng chậu để phát hiện các dấu hiệu bất thường và loại trừ ung thư buồng trứng.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG Ợ HƠI
Triệu chứng ợ hơi sinh lý thường không cần phải điều trị do không gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng nếu tần suất ợ hơi tăng dần và xuất hiện thêm các triệu chứng khác khiến Cô Bác, Anh Chị cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì Cô Bác, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng về sau.
Đối với các trường hợp ợ hơi sinh lý, Cô Bác, Anh Chị có thể tự điều trị tại nhà nhưng nếu dấu hiệu vẫn không thuyên giảm thì Cô Bác, Anh Chị cần có sự can thiệp của các phương pháp điều trị y tế.
Cô Bác, Anh Chị có thể áp dụng một số cách trị ợ hơi liên tục để tống hết khí dư ra khỏi dạ dày, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị ợ hơi cũng như hạn chế nhóm thực phẩm gây hại, khiến triệu chứng ợ hơi trở nên trầm trọng hơn.
-
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn uống nhanh chóng, ăn đúng bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Trong quá trình ăn không nên nói chuyện nhiều để tránh không khí lọt quá nhiều vào dạ dày thông qua khoang miệng là cách trị ợ hơi hiệu quả.
- Khi ăn xong tránh nằm hay ngồi im một chỗ. Hãy đi lại nhẹ nhàng để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa.
- Không nên mặc những đồ quá bó hay chật gây áp lực lên phần bụng.
- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao.
- Tạo môi trường sống thoải mái, tinh thần tích cực bằng việc đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, người thân,…
-
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
Đối với những người hay bị ợ hơi, Cô Bác, Anh Chị nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Một số thực phẩm bác sĩ khuyến cáo người bị ợ hơi nhiều nên ăn như:
- Rau xanh chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch.
- Chuối: Trong chuối có natri làm giảm tình trạng chướng bụng gây ợ hơi.
- Gừng: Bổ sung thêm gừng vào các món ăn hay uống trà gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Sữa chua chứa nhiều enzyme và lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa bị ợ hơi và khó tiêu.
- Nước chanh nóng: Uống 1 ly nước chanh nóng sau bữa ăn sẽ làm giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng.
-
Người bị ợ hơi nên kiêng ăn gì?
Đối với người bị ợ hơi nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:
- Các loại đậu: Đậu chứa nhiều raffinose gây khó khăn trong việc tiêu hóa.
- Sữa và các sản phẩm làm từ sữa: Nếu bạn mắc chứng không dung nạp Lactose, hãy dừng việc sử dụng sữa cũng như các sản phẩm từ sữa để chấm dứt tình trạng ợ hơi.
- Đồ uống có gas: Tạo ra khí trong bụng khiến người bệnh không ngừng bị ợ hơi liên tục sau khi uống.
- Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su thường xuyên khiến cơ thể nuốt phải nhiều không khí dư thừa, tăng tình trạng đầy hơi.
- Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những món ăn này đều khiến tình trạng đầy bụng, ợ hơi ngày càng thêm nghiêm trọng.
- Thuốc lá: Sử dụng nhiều thuốc lá chính là nguyên nhân ợ hơi cũng như các bệnh lý nguy hiểm về phổi.
Để điều trị dứt điểm tình trạng ợ hơi mạn tính, Cô Bác, Anh Chị cần tìm ra nguyên nhân bệnh lý gây ra các triệu chứng ợ hơi. Khi đó, ngoài việc cần phải phối hợp chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện, nghỉ ngơi khoa học thì người bệnh có thể cần phải dùng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân thì mới sớm khỏi bệnh.
Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị nên đến ngay bệnh viện, phòng khám dạ dày hay phòng khám nội soi khi thấy bản thân bị ợ hơi liên tục hay có kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác.
Ngoài ra, tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo khuyến cáo sẽ giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư không biểu hiện triệu chứng và các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản,…
CÂU HỎI TỔNG HỢP
Ợ hơi (tên tiếng Anh: Belching) là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể giúp giải phóng khí trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng, tạo ra âm thanh ợ. Khi ăn uống, hành động nhai nuốt làm giãn cơ thực quản dưới, cùng với việc đưa không khí từ bên ngoài vào cơ thể sẽ làm cho lượng khí dư tích tụ lại. Khi lượng khí đã tích tụ một lượng đủ lớn sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bằng hiện tượng ợ hơi.
Nguyên nhân gây ợ hơi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày và các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Ợ hơi thường sẽ đi kèm với các triệu chứng khác phụ thuộc vào bệnh lý, mức độ ảnh hưởng, rối loạn hoặc tình trạng của các cơ quan gây ra. Các triệu chứng ợ hơi không chỉ đến từ đường tiêu hóa mà cũng có thể liên quan đến các cơ quan khác của cơ thể. Một số triệu chứng kèm theo ợ hơi phổ biến như chướng bụng, buồn nôn, ợ nóng,…
Cô Bác, Anh Chị có thể áp dụng một số cách trị ợ hơi liên tục để tống hết khí dư ra khỏi dạ dày, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị ợ hơi cũng như hạn chế nhóm thực phẩm gây hại, khiến triệu chứng ợ hơi trở nên trầm trọng hơn.
Đối với những người hay bị ợ hơi, Cô Bác, Anh Chị nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Một số thực phẩm bác sĩ khuyến cáo người bị ợ hơi nhiều nên ăn như:
- Rau xanh chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch.
- Chuối: Trong chuối có natri làm giảm tình trạng chướng bụng gây ợ hơi.
- Gừng: Bổ sung thêm gừng vào các món ăn hay uống trà gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Sữa chua chứa nhiều enzyme và lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Giúp ngăn ngừa bị ợ hơi và khó tiêu.
- Nước chanh nóng: Uống 1 ly nước chanh nóng sau bữa ăn sẽ làm giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trung tâm nội soi & chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa Doctor Check.
- Blake, Kati. Everything You Need to Know About Burping. Biên tập bởi Saurabh Sethi. 26 09 2019. https://www.healthline.com/health/belching (đã truy cập 07 14, 2021).
- Healthgrades Editorial Staff. Belching. Biên tập bởi William C. Lloyd III. 16 12 2020. https://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/belching (đã truy cập 07 14, 2021).
- Mayo Clinic Staff. Belching, gas and bloating: Tips for reducing them. 13 02 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739 (đã truy cập 07 14, 2021).
- Smith, Matt. Why Am I Burping? Biên tập bởi Minesh Khatri. 22 06 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/burping-reasons (đã truy cập 07 14, 2021).
TIN SỨC KHỎE
Tổng hợp tin sức khỏe tiêu hóa, cẩm nang sức khỏe tiêu hóa. Nếu nội dung Quý khách quan tâm chưa có, Quý khách có thể liên hệ để đặt câu hỏi với bác sĩ để được tư vấn.
ĐỐI TÁC
TRUNG TÂM NỘI SOI & CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TIÊU HÓA DOCTOR CHECK
THỜI GIAN KHÁM BỆNH: THỨ 2 - THỨ 7 (6H - 15H) & CHỦ NHẬT (7H - 12H)
028 5678 9999ĐẶT LỊCH KHÁM TIÊU HÓA
Đặt lịch khám bệnh tiêu hóa hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa với bác sĩ của Doctor Check. Các trợ lý Bác sĩ sẽ liên hệ để xác nhận cuộc hẹn với Quý Khách Hàng