Khám đau dạ dày giúp người bệnh xác định chính xác nguyên nhân, phương pháp điều trị qua khám lâm sàng và các cận lâm sàng do bác sĩ chỉ định. Khám đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng khiến không ít Quý Khách băn khoăn, bởi không biết phương pháp nào an toàn, chính xác và phù hợp hơn. Mời tham khảo bài viết dưới đây để biết câu trả lời cụ thể.
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do viêm – loét dạ dày. Đau dạ dày thường biểu hiện ở các triệu chứng như: đau thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng,… Các triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức, căng thẳng hay tâm trạng thất thường cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Tại sao bị đau dạ dày cần đi thăm khám?
Khám đau dạ dày giúp người bệnh xác định chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị sau khi bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và các cận lâm sàng cần thiết. Đau dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Đa phần người bệnh chủ quan tự ý mua thuốc điều trị hoặc cố gắng chịu đựng khiến bệnh tiến triển nặng. Tình trạng viêm – loét dạ dày kéo dài không chỉ gây đau dạ dày mà còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.
Một số biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày bao gồm:
- Viêm dạ dày mạn tính
- Xuất huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
Một số nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp bao gồm:
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày – tá tràng
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Nhai thức ăn qua loa, bỏ ăn bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ…
- Căng thẳng kéo đài
- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá
- Do ảnh hưởng của thuốc tây: Sử dụng không đúng cách, dùng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân đau dạ dày.
Ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu điển hình của đau dạ dày, người bệnh cần đến ngay những cơ sở uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất và nhận được những phương pháp điều trị kịp thời. Chẩn đoán bệnh kịp thời giúp phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khám đau dạ dày nên siêu âm hay nội soi?
Phương pháp nội soi sẽ mang lại kết quả tối ưu nhất khi đi thăm khám đau dạ dày. Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát hình ảnh rõ nét của dạ dày và dễ dàng phát hiện các tổn thương trên bề mặt, đây là điều mà phương pháp siêu âm không thể thấy được.
Ngoài ra, siêu âm hay nội soi đều là những phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa. Mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm riêng. bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng để chỉ định bệnh nhân nên sử dụng phương pháp siêu âm hay nội soi trong khám cận lâm sàng, hoặc có thể là cả hai.
Tại sao khi khám đau dạ dày cần thực hiện nội soi?
Nội soi dạ dày là phương pháp cho kết quả chẩn đoán nguyên nhân đau bao tử tối ưu hơn siêu âm. Nội soi giúp bác sĩ thấy rõ nét hình ảnh bên trong dạ dày, dễ dàng phát hiện các tổn thương bề mặt (nếu có), từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, đây là điều mà phương pháp siêu âm không làm được.
Bên cạnh đó, nội soi tiêu hóa cũng giúp Quý Khách phát hiện sớm các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày, như: Viêm – loét dạ dày, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản… Phát hiện kịp thời vi khuẩn Hp, tầm soát ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, có hướng điều trị sớm nếu mắc.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa ống nội soi (mềm, kích thước nhỏ, trên đầu có gắn chiếu sáng và camera thu hình) vào bên trong đường tiêu hóa, mục đích để quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng.
Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát niêm mạc bên trong ống tiêu hóa trên nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương nghi ngờ và làm sinh thiết tổn thương gửi giải phẫu bệnh để chẩn đoán bệnh lý ở mức tế bào giúp phát hiện ung thư sớm. Ưu điểm của phương pháp nội soi dạ dày là chẩn đoán được hầu hết các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, dạ dày, độ chính xác cao, tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả.
Ai nên chọn nội soi khi khám đau dạ dày?
Để nội soi dạ dày, bác sĩ cần đưa ống soi mềm vào trong đường tiêu hóa. Ưu điểm của phương pháp này là chẩn đoán được hầu hết các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, dạ dày, độ chính xác cao, tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả. Nhược điểm là có thể gây cảm giác khó chịu.
Nếu như Quý Khách có các triệu chứng hoặc rơi vào một trong số trường hợp sau thì nên đi nội soi dạ dày:
- Đau thượng vị (Đoạn từ xương ức xuống rốn), đau tức ngực
- Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn
- Buồn nôn, nôn, nôn ra máu
- Đi ngoài phân đen, đi tiêu ra máu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau
- Ho, viêm họng kéo dài, vướng ở cổ họng
- Gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp hoặc các bệnh về dạ dày
- Có tiền sử đau dạ dày, viêm – loét dạ dày, muốn kiểm tra lại
- Muốn tầm soát, phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Thăm khám và nội soi dạ dày có đau không?
Nội soi dạ dày diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn, một số trường hợp sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn do ống nội soi được luồn qua họng. Người bệnh nên thoải mái, thả lỏng để quá trình nội soi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Hiện nay có 3 phương pháp nội soi dạ dày chính, gồm:
- Nội soi dạ dày qua đường miệng: Ống soi mềm được vào trong dạ dày người bệnh thông qua đường miệng. Trong suốt quá trình nội soi, người bệnh không thể nói chuyện, nhưng vẫn thở bình thường. Do ống nội soi chạm vào ống tiêu hóa nên một số người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn. Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh nên thả lỏng, hít sâu, thở chậm.
- Nội soi dạ dày qua đường mũi: Ống nội soi được luồn xuống qua đường mũi. Bởi trước đó bệnh nhân đã được gây tê mũi và cổ họng nên cảm giác khó chịu không còn quá rõ rệt.
- Nội soi dạ dày không đau: Với nội soi dạ dày tiền mê (không đau), Quý Khách cảm thấy thoải mái, có cảm giác như trải qua một giấc ngủ ngon, hoàn toàn không đau và không gặp phải bất kỳ sự khó chịu nào trong quá trình nội soi.
Mỗi phương pháp nội soi dạ dày đều có ưu điểm nhất định. Quý Khách nên lựa chọn phương pháp nội soi theo tư vấn của bác sĩ nhằm đảm bảo phù hợp nhất với nhu cầu, nguyện vọng và tình trạng sức khỏe bản thân.
Trước và sau khi nội soi dạ dày cần lưu ý những gì?
Để đảm bảo quá trình thăm khám sức khỏe được thuận lợi và cho ra kết quả nội soi dạ dày chính xác nhất Quý Khách cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn uống ít nhất 6 – 8 giờ để có thể bác sĩ quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày và tránh bị trào ngược, sặc thức ăn.
- Ngừng sử dụng thuốc điều trị tiêu hóa như Gastropulgit, Phosphalugel,… trước ngày thực hiện nội soi tiêu hóa trên.
- Để đảm bảo kết quả tốt nhất và an toàn, Quý Khách nên nội soi dạ dày vào buổi sáng, thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp thức ăn tiêu hóa hết. Đối với trường hợp nội soi khi bị hẹp môn vị, người bệnh cần nhịn ăn từ ít nhất 12 giờ hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.
- Khi đi nội soi dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày không đau, Quý Khách nên có người thân đi cùng để đưa đón.
- Quý khách có thể cảm thấy: đau rát họng, khó nuốt, đau bụng, chướng bụng nhẹ, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài giờ.
- Trường hợp Quý Khách đang sử dụng các loại thuốc trong thời gian gần đây hoặc có tiền sử dị ứng thuốc cần báo cho bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày.
- Khoảng 2 giờ sau khi nội soi, Quý Khách có thể dùng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, món hầm nhừ. Có thể dùng sữa nguội, nhưng không nên uống sữa nóng có thể làm tổn thương dạ dày.
Tại sao khi khám đau dạ dày không nên chọn siêu âm?
Siêu âm dạ dày là phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày nhanh chóng, không khó chịu, chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp này không giúp bác sĩ quan sát trực tiếp được niêm mạc dạ dày, không biết chi tiết được mức độ tổn thương và không thể lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Chính vì vậy, phương pháp siêu âm không được ưu tiên khi khám đau dạ dày.
Siêu âm dạ dày là gì?
Siêu âm dạ dày là phương pháp cận lâm sàng sử dụng các sóng siêu âm (có tần số cao) để phát hiện được những bất thường của dạ dày, đồng thời có thể tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm và các thiết bị hỗ trợ nhằm phát hiện ra những vấn đề không bình thường xảy ra ở vùng bụng của bệnh nhân.
Siêu âm sử dụng các sóng siêu âm, không sử dụng các hoá chất hay các bức xạ ion hoá nên được đánh giá là phương pháp an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được ứng dụng trong khám tổng quát để thăm dò, chẩn đoán nguyên nhân bệnh ban đầu,. Để kiểm tra kỹ hơn, bác sỹ sẽ phải chỉ định thêm các phương pháp kỹ thuật khác như nội soi dạ dày,…
Nhược điểm của siêu âm dạ dày
Siêu âm dạ dày là phương pháp chẩn đoán thăm dò tổng quan ban đầu giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, nhưng không phải trường hợp siêu âm dạ dày nào cũng tìm ra được nguyên nhân.
Siêu âm dạ dày chỉ thực hiện bên ngoài bề mặt bụng nên không thể giúp các bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, không thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành thí nghiệm. Trường hợp bị đau dạ dày do tình trạng viêm – loét dạ dày bắt nguồn từ nhiễm khuẩn Hp không thể được phát hiện qua siêu âm dạ dày. Chỉ khi xét nghiệm vi khuẩn Hp và nội soi dạ dày mới cho kết quả chẩn đoán có bị viêm – loét dạ dày hay không.
Ngoài ra, siêu âm chỉ sử dụng các bước sóng nên hình ảnh thu được khá khó quan sát và không thật sự rõ nét. Đối với những bệnh nhân bị nặng, hoặc có cân nặng lớn, việc quan sát các mức độ tổn thương, những vết viêm loét không được rõ ràng vì các mô mỡ gây cản trở nhiều. Do đó, khi siêu âm, bác sĩ rất khó xác định chính xác các tổn thương.
Ai nên chọn siêu âm khi khám đau dạ dày?
Bởi vậy mà siêu âm được áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Những bệnh nhân không thể sử dụng phương pháp nội soi
- Người có vấn đề về sức khỏe tiêu hóa
- Người bị các bệnh cấp tính về dạ dày, như: Xung huyết tá tràng, xuất huyết dạ dày… được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
- Người bị đau dạ dày, viêm thực quản nặng
- Người có tiền sử bị: Loét tá tràng, viêm teo dạ dày hoặc phì đại dạ dày, polyp dạ dày…
- Người bị sa dạ dày cấp tính, bị dị tật bẩm sinh tại ống tiêu hóa
- Người bị rối loạn các chức năng dạ dày, hoặc có dị vật trong dạ dày.
Trước khi siêu âm dạ dày cần lưu ý những gì?
Siêu âm hay nội soi dạ dày đều được bác sỹ yêu cầu nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi khám đau dạ dày. Quý Khách nên thực hiện vào buổi sáng để không phải nhịn đói quá lâu và sau 1 đêm ngủ dậy dạ dày vẫn rỗng, từ đó giúp kết quả chẩn đoán hình ảnh trở nên chính xác. Nếu thức ăn chưa tiêu hóa hết thì khi siêu âm hay nội soi sẽ không quan sát được hoặc khó quan sát. Vì thế, bác sĩ khó đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác do bị hạn chế quan sát hay phát hiện tổn thương trên bề mặt dạ dày.
Khám đau dạ dày như thế nào?
Đội ngũ bác sĩ Doctor Check khám đau dạ dày theo quy trình 9 bước khám ra bệnh – Trị hết bệnh – Ngừa ung thư:
- Bước 1: Quý khách hàng trả lời 18 câu hỏi sàng lọc (15 – 30 phút)
- Bước 2: bác sĩ hỏi bệnh chuyên sâu & khám lâm sàng (10 – 20 phút)
- Bước 3: Chẩn đoán sơ bộ (5 – 10 phút)
- Bước 4: bác sĩ chỉ định nội soi và cận lâm sàng tiêu hoá đúng & đủ. (Thời gian thực hiện tuỳ theo chỉ định cụ thể)
- Bước 5: bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác (5 – 10 phút)
- Bước 6: Điều trị bệnh theo Guideline Và thuốc chính hãng
- Bước 7: Hỗ trợ online & Đặt lịch tái khám
- Bước 8: Hết bệnh và phòng ngừa
- Bước 9: Tầm soát ung thư ống tiêu hoá định kỳ
Quy trình nội soi tiêu hoá tại Doctor Check tuân theo các quy chuẩn mới nhất của thế giới, giúp phát hiện chính xác tới 95-99% ung thư tiêu hoá giai đoạn khởi phát để điều trị kịp thời. Theo thống kê, tỷ lệ cứu sống khi điều trị ung thư sớm là trên 95% . Tỷ lệ tử vong khi phát hiện muộn là 86-95%.
Bước 1: Quý khách hàng trả lời 18 câu hỏi sàng lọc
Quý Khách Hàng trả lời 18 câu hỏi sàng lọc xoay quanh triệu chứng tiêu hóa, tình hình sức khỏe hiện tại, các thuốc đang sử dụng, những bệnh từng mắc phải trước đây của Quý Khách Hàng và người thân trong gia đình.
Dựa vào kết quả sàng lọc, bác sĩ Doctor Check sẽ nắm được những bất thường hiện có của Quý Khách Hàng.
Bước 2: Bác sĩ hỏi bệnh chuyên sâu & khám lâm sàng
Với những bất thường từ kết quả sàng lọc, bác sĩ sẽ suy luận và đặt thêm các câu hỏi quan trọng để giúp đào sâu hơn về bệnh. Với những câu trả lời quan trọng nhận được, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và khám chuyên sâu vùng bụng để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Bước 3: Chẩn đoán sơ bộ
Bác sĩ sẽ tổng hợp vào bệnh án các dấu hiệu bất thường thu được từ bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ suy luận và ghi vào bệnh án chẩn đoán sơ bộ về bệnh lý mà Quý Khách Hàng đang gặp phải. Chẩn đoán sơ bộ sẽ bao gồm bệnh lý mà bác sĩ nghi ngờ Quý Khách Hàng đang mắc phải và các bệnh lý kèm theo, bao gồm toàn diện các rối loạn sức khoẻ hiện tại.
Bước 4: Bác sĩ chỉ định nội soi và cận lâm sàng tiêu hoá đúng & đủ
Từ chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ suy luận cận lâm sàng nào là thực sự cần thiết để xác định chính xác Quý Khách Hàng đang mắc phải bệnh gì. bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng mục đích từng cận lâm sàng sẽ mang lại lợi ích gì trong chẩn đoán?
Trong một số trường hợp, Quý Khách Hàng sẽ cần thực hiện thăm dò nội soi tiêu hóa để giúp chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời cũng giúp tầm soát ung thư ống tiêu hóa cho Quý Khách Hàng.
Bác sĩ Doctor Check chỉ định nội soi tiêu hóa dựa trên hướng dẫn của Bộ Y Tế và các tổ chức y tế uy tín trên thế giới như: Hội Tiêu Hoá Hoa Kỳ, Hội Tiêu Hoá Châu Âu, Hội Tiêu Hoá Châu Á – Thái Bình Dương.
Bước 5: Bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác
Từ chẩn đoán sơ bộ cùng với kết quả cận lâm sàng khác, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
Chẩn đoán bệnh chính xác của Quý Khách Hàng bao gồm các yếu tố sau:
- Bệnh tiêu hoá đang gặp phải
- Mức độ của bệnh (tuỳ theo từng bệnh lý cụ thể)
- Nguyên nhân gây bệnh
- Biến chứng của bệnh
- Bệnh kèm theo
- Yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiến triển
Bước 6: Điều trị bệnh theo Guideline Và thuốc chính hãng
Với kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị dựa vào khuyến cáo cập nhật mới nhất của thế giới, để trị hết bệnh hoặc kiểm soát được căn bệnh đó.
Quý Khách Hàng được ưu tiên kê toa thuốc điều trị chính hãng 100% , từ các hãng dược đa quốc gia uy tín hàng đầu thế giới: giúp đạt được hiệu quả điều trị ưu việt, tiết kiệm thời gian tái khám, giảm khả năng kháng thuốc, giảm tác dụng phụ không mong muốn và đặc biệt là tiết kiệm chi phí điều trị trên toàn bộ lộ trình.
Bác sĩ sẽ giải thích tác dụng từng loại thuốc, tác dụng phụ, đường thải, khung giờ uống, cách uống…. để Quý Khách Hàng nắm rõ từng viên thuốc mình uống lợi ích là gì.
Ngoài ra, bác sĩ Doctor Check sẽ gửi tài liệu hướng dẫn cá nhân hoá về chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động và chăm sóc bản thân tương ứng với từng bệnh lý và mức độ bệnh của Quý Khách Hàng để mang lại hiệu quả điều trị bền vững, tránh tái phát.
Bác sĩ Doctor Check muốn Quý Khách Hàng hiểu rằng, chính thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, lịch làm việc và chăm sóc bản thân chưa phù hợp là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tiêu hoá.
Bước 7: Hỗ trợ online & Đặt lịch tái khám
Các trợ lý y khoa sẽ gọi điện hỏi thăm và cập nhật tình hình điều trị của Quý Khách Hàng để bác sĩ theo dõi và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách Hàng trong suốt quá trình điều trị tại nhà.
Trường hợp đáp ứng điều trị tốt, triệu chứng thuyên giảm tốt thì bác sĩ sẽ tái khám trực tiếp hoặc qua telemedicine nếu Quý Khách Hàng có nhu cầu để giúp tiết kiệm thời gian quý giá của Quý Khách Hàng.
Tùy theo tình hình sức khỏe của Quý Khách Hàng, bác sĩ có thể đưa ra những thay đổi trong điều trị, nhắc nhở cần tuân thủ và hẹn ngày tái khám.
Doctor Check cam kết đồng hành cùng Quý Khách Hàng trong suốt quá trình điều trị cho tới khi hết bệnh hoặc ngăn ngừa tối đa tái phát bệnh.
Bước 8: Hết bệnh và phòng ngừa
Quý Khách Hàng có thể được trị hết bệnh hoàn toàn, không còn triệu chứng nào gây khó chịu. bác sĩ sẽ hướng dẫn Quý Khách Hàng phòng ngừa bệnh cũ tái phát. Còn với những căn bệnh mạn tính, bác sĩ sẽ giúp Quý Khách Hàng kiểm soát hoàn toàn, tránh để bệnh nặng lên hay gây biến chứng.
Bước 9: Tầm soát ung thư ống tiêu hoá định kỳ
Năm 2020, ung thư ống tiêu hoá chiếm 20,52% trên tổng số bệnh nhân ung thư mới phát hiện.
Theo thống kê, tỷ lệ cứu sống khi điều trị ung thư ống tiêu hoá giai đoạn sớm là trên 95%. Tỷ lệ tử vong do ung thư ống tiêu hoá khi phát hiện muộn là 86-95%.
Để bảo vệ ống tiêu hoá, một trong những cơ quan dễ bị ung thư nhất của cơ thể, thì thế giới khuyến cáo lịch tầm soát ung thư như sau:
- Nội soi tiêu hoá trên nên thực hiện từ năm 40 tuổi và tiếp tục mỗi 2 năm 1 lần.
- Nội soi tiêu hoá dưới nên thực hiện từ 40-50 tuổi và tiếp tục mỗi 10 năm 1 lần.
Đối với những người có tiền căn gia đình bị ung thư dạ dày hoặc đại tràng nên được nội soi tiêu hoá tầm soát ung thư ở thời điểm sớm hơn 10 năm so với độ tuổi mà người thân trong gia đình mình phát hiện ung thư tiêu hoá.
Khám đau dạ dày gồm những gì?
Trong bước khám cận lâm sàng, Quý Khách sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số phương pháp khám dạ dày dưới đây:
- Nội soi dạ dày: bác sĩ đưa ống soi mềm vào kiểm tra thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng thông qua đường tiêu hóa. Thủ thuật này rất an toàn, hiệu quả, giúp phát hiện các tổn thương đường tiêu hóa.
- Chụp X-quang cản quang: bác sĩ sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày, cho phép gián tiếp đánh giá các bất thường của niêm mạc dạ dày. Thông qua hình ảnh chụp được, bác sĩ có thể phát hiện các biểu hiện bất thường của dạ dày, như: Khối u, xoắn dạ dày, hành tá tràng biến dạng…
- Xét nghiệm Hp qua hơi thở: người bệnh sẽ uống dung dịch chứa ure và thở vào một thiết bị kiểm tra. Nếu có vi khuẩn Hp, nồng độ khí carbon dioxide với phân tử carbon đánh dấu trong hơi thở sẽ cao hơn bình thường.
- Xét nghiệm máu phát hiện Hp: bác sĩ sẽ tìm sự hiện diện của kháng thể kháng vi khuẩn Helicobacter pylori trong máu, từ đó gián tiếp giúp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp. Xét nghiệm vi khuẩn Hp chỉ được thực hiện nếu người bệnh chưa từng điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.
- Xét nghiệm phân: bác sĩ dựa vào kết quả để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
- Siêu âm dạ dày: bác sĩ sẽ có thể được các dấu hiệu bất thường trong dạ dày, cũng như tầm soát ung thư hiệu quả.
- Chụp MRI dạ dày: phương pháp này an toàn, không gây đau, cho hình ảnh chi tiết về các cơ quan trong cơ thể, bác sĩ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh lý.
- Chụp CT dạ dày: kỹ thuật sử dụng một chùm tia X liên tục qua cơ thể giúp cung cấp những hình ảnh chi tiết về đường tiêu hóa, chụp được nhiều góc và cho nhiều lát cắt, tránh bỏ sót tổn thương. bác sĩ dựa vào hình ảnh thu được để tìm nguyên nhân gây đau dạ dày.
Khám đau dạ dày ở đâu tốt và uy tín?
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở và trung tâm nội soi tiêu hóa. Nếu còn băn khoăn giữa nhiều cơ sở thì nên ưu tiên lựa chọn cơ sở đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Phòng khám là đơn vị chuyên sâu về nội soi dạ dày, có thế mạnh trong thăm khám bệnh lý tiêu hóa.
- Cơ sở có quy trình nội soi dạ dày bài bản.
- Phòng khám được nhiều người bệnh đánh giá cao, uy tín, chuyên về nội soi
- Đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa, có nhiều năm kinh nghiệm, tận tụy với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay.
Doctor Check áp dụng quy trình nội soi tiêu hóa bao gồm đồng thời 4 giải pháp:
- Máy nội soi tiên tiến nhất hiện nay với độ phóng đại 100 – 135 lần giúp bác Sĩ đánh giá và sinh thiết chính xác vị trí tổn thương, hạn chế sinh thiết nhiều lần để giảm rủi ro chảy máu trong nội soi.
- Chế độ nhuộm ảo (NBI) giúp nổi bật cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc, từ đó hỗ trợ bác Sĩ dễ dàng nhận ra các dạng tổn thương để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
- Cam kết thời gian quan sát ít nhất 6 phút đồng thời chụp ít nhất 22 tấm hình tại các vị trí có nguy cơ tổn thương cao giúp bác Sĩ quan sát kỹ tổn thương, kể cả những tổn thương khó phát hiện ở vị trí góc khuất tại các nếp gấp niêm mạc. Thời gian quan sát và chụp đủ số lượng hình là yếu tố rất quan trọng để tìm ra đầy đủ tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
- Màn hình nội soi hiện đại nhất thế giới độ phân giải 4K cho hình ảnh sắc nét và ổn định khi được phóng đại 100 – 135 lần hỗ trợ bác Sĩ nhận diện chính xác tổn thương nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý mà Khách Hàng đang gặp phải.
Kết hợp với phương pháp Nội Soi Không Đau (Nội Soi Tiền Mê) – được khuyến cáo theo Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ và Đồng Thuận Châu Á để tăng tỷ lệ phát hiện các tổn thương, Doctor Check cam kết hiệu quả:
- Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chính xác lên tới 90% – 95%.
- Tầm soát ung thư chính xác lên tới 95% – 99%.
Để biết thông tin chi tiết, Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số HotLine 028 5678 9999 hoặc nhắn tin trực tiếp trên website phòng khám nội soi dạ dày để được tư vấn chi tiết. Địa chỉ Trung Tâm Nội Soi & Chẩn Đoán Bệnh Lý Tiêu Hóa Doctor Check: 429 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, xem địa chỉ trên bản đồ: Trung tâm nội soi dạ dày
Tài liệu tham khảo
- Ambardekar, Nayana. EGD (Upper Endoscopy). 29 08 2020. https://www.webmd.com/digestive-disorders/upper-endoscopy (đã truy cập 05 02, 2022).
- Cleveland Clinic medical professional. Endoscopic Ultrasound. 04 01 2016. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/12025-endoscopic-ultrasound (đã truy cập 05 02, 2022).
- DerSarkissian, Carol. Digestive Diseases and Endoscopy. 26 08 2021. https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-endoscopy (đã truy cập 05 02, 2022).
- Mayo Clinic Staff. Endoscopic ultrasound. 29 05 2020. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopic-ultrasound/about/pac-20385171 (đã truy cập 05 02, 2022).