Phác đồ điều trị đau dạ dày phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Một số cách chữa bệnh đau dạ dày thường được các bác sĩ chỉ định như sử dụng thuốc điều trị, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt,… Đối với các trường hợp phát hiện bệnh đau dạ dày giai đoạn sớm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả.
Đau dạ dày là bệnh lý đường ruột phổ biến, đặc biệt là ở đường tiêu hóa trên, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày được chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mạn tính, nếu các triệu chứng của bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm, đau dạ dày có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Cách chữa đau dạ dày bằng thuốc ức chế axit
Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà là dùng thuốc ức chế bài tiết axit. Loại thuốc này thường được kê đơn cho hầu hết người mắc bệnh dạ dày, có ưu điểm là giảm đau nhanh chóng, hiệu quả, nhất là với những người bị đau nặng.
Đối với các trường hợp phát hiện bệnh đau dạ dày giai đoạn sớm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc trị đau dạ dày. Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày thường được sử dụng như:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
- Thuốc kháng axit dạ dày (antacid).
- Thuốc kháng Histamin H2 (Thuốc chẹn H2).
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống co thắt dạ dày.
Tuy nhiên Quý Khách không nên lạm dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ như táo bón, viêm teo thành dạ dày, tiêu chảy,… Chỉ nên sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định hoặc sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
7 cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa đau dạ dày tại nhà, tuy nhiên các cách này chưa được kiểm chứng hiệu quả. Vì thế, mẹo chữa đau bao tử tại nhà không thể thay thế cho việc thăm khám bác sĩ và điều trị mà chỉ hỗ trợ điều trị bệnh.
7 cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian bao gồm:
- Nghệ + mật ong.
- Gừng.
- Bạc hà.
- Nước cơm
- Cam thảo.
- Nước dừa.
- Giấm táo.
Lưu ý: Quý Khách nên đến những phòng khám nội soi dạ dày để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Quý Khách có thể tìm hiểu trước địa chỉ phòng khám nội soi, chi phí và quy trình thăm khám để lựa chọn phòng khám phù hợp.
Mẹo chữa đau bao tử tại nhà bằng cách pha nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là 2 loại nguyên liệu cùng có các hoạt chất làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, hạn chế trào ngược dạ dày và chống viêm hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp nghệ và mật ong với nhau, các đặc tính này càng được phát huy tác dụng, giúp các vết viêm, loét hoặc tổn thương trong dạ dày mau lành. Quý Khách có thể tha
- Bước 1: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất với 2 thìa bột nghệ cho vào cốc nước ấm khuấy đều.
- Bước 2: Uống khi đau dạ dày hoặc trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà bằng gừng
Gừng giúp làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa giúp giảm đau bụng và đau dạ dày. Ngoài ra, gừng cũng là chất kháng viêm tự nhiên rất hữu hiệu và là cách chữa đau dạ dày hiệu quả.
Cách chữa bệnh đau dạ dày khác là gừng, gừng có tính ấm, tác dụng kháng viêm, làm giảm các triệu chứng đau, ợ chua, buồn nôn khi bị đau dạ dày cấp. Có 2 cách làm như sau:
- Cách 1: Dành cho những ai có thể chịu được vị cay nóng của gừng. Người bệnh có thể lấy củ gừng tươi rửa sạch, thái 1 – 2 lát, nhai nuốt từ từ để làm giảm cơn đau.
- Cách 2: Nếu khó ăn, hãy thả 2 – 3 lát gừng vào cốc nước sôi, ngâm khoảng 10 phút, cho thêm 1 thìa mật ong vào, khuấy đều và uống.
Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà
Cũng như cam thảo, trong lá bạc hà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ điều trị các triệu chứng: co thắt tâm vị dạ dày, giảm đau bụng, điều trị khó tiêu. Người bệnh có thể pha bạc hà tươi thành trà nóng, kết hợp với các món ăn hoặc thậm chí nhai trực tiếp lá bạc hà.
Cách chữa mẹo bệnh đau dạ dày bằng cách pha trà bằng lá bạc hà tươi như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Cho vào máy xay nhuyễn, lọc bã, chắt lấy nước và uống.
Cách chữa mẹo bệnh đau dạ dày tại nhà bằng nước cơm
Nước cơm hay trà gạo là nước được chiết xuất từ gạo, chắt lọc từ nồi cơm đang sôi. Nước cơm chứa rất nhiều hàm lượng tinh bột, giàu dinh dưỡng, có thể giảm đau dạ dãy và chữa lành niêm mạc dạ dày bằng cách tạo một hàng rào bảo vệ niêm mạc. Thêm vào đó, hỗn hợp nước cơm còn làm dịu đường ruột và làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như ợ nóng và trào ngược dạ dày.
Mẹo chữa bệnh đau dạ dày bằng cách uống nước cơm:
- Bước 1: Cho gạo và nước đã chuẩn bị vào nồi đun sôi.
- Bước 2: Lọc lấy nước gạo rồi cho vào trong 1 chiếc ly, sau đó cho thêm 1 thìa canh mật ong vào nếu thích.
- Bước 3: Uống trà gạo pha chế theo công thức ở trên vào mỗi tối, sau khi ăn. Quý Khách sẽ thấy triệu chứng của rối loạn tiêu hóa giảm đi rõ rệt.
Cách chữa đau bao tử tại nhà bằng cam thảo
Trong cam thảo có hoạt chất chống oxy hóa, tác dụng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết loét và ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp. Cách làm như sau:
- Bước 1: Lấy từ 1 – 2g rễ cam thảo, rửa sạch, cho vào chén.
- Bước 2: Đổ 300ml nước đun sôi vào hãm, thời gian từ 10 – 15 phút và dùng. Quý Khách nên uống ấm, uống từng ngụm nhỏ.
Mẹo chữa bệnh đau dạ dày tại nhà bằng nước dừa
Nước dừa là một trong những thức uống giúp bù mất nước và điện giải; đồng thời kháng viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu đau dạ dày do mất nước, Quý Khách có thể áp dụng cách này. Tuy nhiên chỉ nên dùng 1 quả/ ngày, uống nhiều sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, phản tác dụng.
Ngoài ra, Quý Khách cũng chỉ nên dùng nước dừa không quá lạnh, không dùng kèm đá để không gây phản tác dụng. Vì uống nhiều nước lạnh cũng không tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo là hỗn hợp được chiết xuất từ táo nghiền đã trải qua việc lên men và còn giữ nguyên những enzym có bên trong táo. Giấm táo giúp cân bằng hoạt chất, ngăn ngừa hiện tượng ợ nóng, ợ chua và trào ngược axit dạ dày. Chính vì vậy, giấm táo được xem là một trong những cách mẹo chữa đau dạ dày hiệu quả. Đồng thời, giấm táo còn giúp làm giảm độ pH có bên trong máu để giúp hệ thống đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn nguy hại và nấm có thể tấn công đường ruột.
Người bệnh chỉ cần pha 1 thìa canh giấm táo với 1 ly nước ấm, cộng thêm 1 thìa cà phê mật ong và khuấy đều. Uống ly nước giấm táo pha mật ong sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ làm giảm hiện tượng đầy hơi, trướng bụng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người bị đau dạ dày chỉ được uống nước giấm táo ở một mức độ theo đúng quy định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng uống quá nhiều nước giấm táo có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
Cách làm giảm đau dạ dày nhanh tại nhà
Một số cách giúp giảm đau dạ dày nhanh tại nhà gồm:
- Xoa bóp bụng
- Bổ sung nước
- Chườm ấm
- Hít thở đều
- Chế độ ăn BRAT
Cách giảm đau dạ dày tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời, thăm khám tại cơ sở, bệnh viện và phòng khám tiêu hóa uy tín là giải pháp giúp điều trị triệt để các cơn đau dạ dày. Vì vậy khi nghi ngờ bị đau dạ dày, Quý Khách nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau và tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Xoa bóp bụng là cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Xoa bóp bụng là cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả trong dân gian, được áp dụng trong vật lý trị liệu, giúp xoa dịu hiệu quả các cơn đau ở vùng dạ dày. Ngoài ra, xoa bóp bụng đúng cách còn giúp tuần hoàn máu, thực hiện thường xuyên giúp cải thiện đáng kể các chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá.
Quý Khách xoa bóp bụng theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay và xoa đều cho tay nóng lên.
- Bước 2: Áp hai tay vào bụng, xoa theo chiều kim đồng hồ. Làm liên tục trong 10 – 15 phút.
- Bước 3: Xoa bóp các huyệt: Túc tam lý, thái xung, trung quản, tâm giao,… để làm giảm các cơn đau.
Chú ý: Chỉ nên thực hiện cách này sau khi kết thúc bữa ăn 1 giờ, bởi xoa bóp khi vừa ăn no sẽ làm cho dạ dày đau hơn, phản tác dụng.
Bổ sung nước giúp giảm đau bao tử hiệu quả tại nhà
Cơ thể bị mất nước khiến axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, đây là nguyên nhân gây đau dạ dày, táo bón. Nếu xác định mình bị đau dạ dày do mất nước, Quý Khách nên uống 1 ly nước ấm để làm giảm cơn đau. Cạnh đó, hãy chú trọng bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, nhất là trong trường hợp vận động thể thao, làm việc vất vả.
Lưu ý: Không nên uống dồn nước trong một lần , điều này khiến dạ dày càng đau thêm bởi bị căng giãn quá mức. Nên uống nước ấm, chúng có tác dụng dung hòa lượng axit trong dịch vị, giảm kích thích lên tế bào biểu mô, xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, Quý Khách có thể giảm đau bằng uống nước muối pha loãng, bởi chúng có tác dụng làm sạch đường ruột, giảm co thắt dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên uống vài ngụm nhỏ, không được uống nhiều.
Chườm ấm là cách giảm đau bao tử nhanh nhất tại nhà
Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà là dùng túi ấm, chườm lên vùng bụng bị đau để làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm các cơn đau. Cách chườm ấm như sau:
- Bước 1: Lấy túi chườm, đổ nước ấm từ 50 – 65 độ C vào bên trong.
- Bước 2: Chườm túi ấm lên vùng thượng vị, từ 10 – 20 phút.
- Bước 3: Trong lúc chườm ấm hãy thư giãn đầu óc, thực hiện thường xuyên giúp giảm triệu chứng đau hiệu quả.
Ngoài chườm ấm bằng nước, Quý Khách còn có thể chườm ấm bằng muối. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy muối trắng mang rang nóng, cho vào khăn sạch bọc lại.
- Bước 2: Chườm lên trên vị trí đau, tác dụng như chườm nước ấm.
- Bước 3: Khi muối nguội thì rang lại vào tiếp tục chườm, cảm giác đau sẽ giảm đáng kể
Giảm đau dạ dày bằng cách hít thở đều
Đau bao tử phải làm sao? Nếu bị đau bao tử do căng thẳng (stress) thì cách chữa đau bao tử phù hợp nhất là bình ổn tâm trạng bằng cách hít sâu thở chậm, ngồi thiền tĩnh tâm, thả lỏng đầu óc.
Hoạt động này giúp hệ thần kinh thư giãn, thoải mái tâm trạng, làm giảm việc tiết dịch vị và co bóp ở dạ dày, giải phóng Endorphins – ức chế sự truyền tín hiệu đau và tạo nên cảm xúc tích cực; đồng thời tăng tuần hoàn máu tới dạ dày.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngồi khoanh chân, thẳng lưng, đầu và cổ thẳng với cột sống.
- Bước 2: Hai tay thả lỏng trên đùi hoặc đầu gối, mắt khép hờ.
- Bước 3: Tập trung tâm trí vào hơi thở, loại bỏ suy nghĩ trong đầu, hít sâu bằng mũi cho bụng phình lên, thở ra từ từ bằng mũi
- Bước 4: Ngồi thiền từ 5 – 10 phút.
Lưu ý: Khi ngồi thiền Quý Khách nên cố gắng tập trung suy nghĩ vào hơi thở, điều này rất quan trọng. Có thể bật nhạc nhẹ nhàng, du dương, không nên ngồi thiền khi bụng đói hoặc đã ăn quá no. Nếu Quý Khách bị đau bao tử vì đói thì không nên ngồi thiền.
Nếu không biết cách ngồi thiền, Quý Khách có thể nằm thư giãn. Nằm thư giãn là cách chữa đau bao tử tại nhà đơn giản, được thực hiện như sau:
- Bước 1: Quý Khách hãy nằm ngửa lên thảm hoặc trên giường, hai tay đặt lên bụng hoặc thả sang 2 bên, thả lỏng cơ thể.
- Bước 2: Hít sâu vào bằng mũi, hít phình căng bụng lên để không khí tràn vào phổi.
- Bước 3: Từ tử thở ra bằng miệng, hóp bụng lại.
- Bước 4: Lặp lại động tác trên. Thực hiện cho đến khi Quý Khách cảm thấy thoải mái, bớt đau hơn.
Căng thẳng là vấn đề khó tránh khỏi trong cuộc sống. Dù bị đau dạ dày hay không thì Quý Khách cũng nên cân bằng giữa cuộc sống và công việc, tránh stress dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Chế độ ăn BRAT giúp làm giảm đau dạ dày hiệu quả
Chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì) là cách giảm đau dạ dày hiệu quả. Đây là chế độ ăn hoàn hảo cho những người bị khó chịu ở dạ dày do buồn nôn hoặc tiêu chảy. Tất cả thức ăn trong chế độ ăn này đều ít chất xơ, không mặn, cay. Ngoài ra chế độ ăn BRAT cũng rất hữu ích khi Quý Khách cảm thấy không khỏe nhưng vẫn có đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu.
Trong bánh mì hay bánh quy đều có chất bicarbonat, tác dụng làm trung hòa axit dịch vị dạ dày, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Nếu Quý Khách thường xuyên bị đau dạ dày, nhất là khi đói bụng, hãy mang theo những loại bánh này bên mình, ăn để làm giảm các cơn đau. Quý Khách cũng lưu ý là trong các loại bánh mì không nên ăn kèm ớt hoặc tương ớt để tránh tình trạng gây cay nóng dạ dày, dẫn đến các cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Đối với những trường hợp có tiền sử mắc bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày và trào dạ dày thực quản, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện nội soi dạ dày định kỳ, đồng thời, tầm soát ung thư dạ dày theo khuyến cáo cũng là một trong những phương pháp phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng ung thư trong giai đoạn sớm, nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và tăng tỷ lệ chữa khỏi thành công.
Tìm hiểu thêm >> Doctor Check có tốt không?
Những cách chữa đau dạ dày tại nhà trên đều an toàn, lành tính nếu thực hiện đúng cách và sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị và giảm các cơn đau cho bệnh nhân mới khởi phát (bệnh nhẹ) chứ không tác dụng nhiều đối với những người bị đau dạ dày nặng, có biến chứng. Cách điều trị đau dạ dày tốt nhất là tới phòng khám tiêu hóa để được thăm khám cụ thể. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân điều trị đúng cách.
Ngoài ra, hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Đây là cách tốt nhất giúp Quý Khách có sức đề kháng tốt, đẩy lùi mọi bệnh tật.
Tài liệu tham khảo
- Kirsten Schofield. 7 Natural Remedies for Your Upset Stomach. 14 04 2017. https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies (đã truy cập 04 22, 2022).
- Mayo Clinic Staff. Gastroenteritis: First aid. 18 09 2021. https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-gastroenteritis/basics/art-20056595 (đã truy cập 04 22, 2022).
- RefluxMD Medical Authors Team and Reviewers. Can You Use Apple Cider Vinegar to Treat Acid Reflux? 15 06 2020. https://www.refluxmd.com/apple-cider-vinegar-for-acid-reflux/ (đã truy cập 04 25, 2022).
- Schofield, Kirsten. 7 Natural Remedies for Your Upset Stomach. Biên tập bởi Debra Rose Wilson. 14 04 2017. https://www.healthline.com/health/digestive-health/natural-upset-stomach-remedies (đã truy cập 04 25, 2022).