5 dấu hiệu đau dạ dày cấp không nên bỏ qua

5 dấu hiệu đau dạ dày cấp không nên bỏ qua

Các dấu hiệu đau dạ dày cấp thường không biểu hiện rõ ràng, nhưng vẫn có thể nhận biết thông qua một hoặc một vài triệu chứng phổ biến. Việc phát hiện và điều trị sớm không chỉ giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, mà còn bảo vệ tốt sức khỏe bản thân.

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, gây ra những cơn đau vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu, chán ăn,… Đau dạ dày ban đầu thường nhẹ nhưng nếu chủ quan sẽ sinh ra các bệnh lý nguy hiểm như đau dạ dày cấp tính, mạn tính, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…

5 dấu hiệu đau dạ dày cấp tính không nên bỏ qua

5 dấu hiệu đau dạ dày cấp thường gặp không nên bỏ qua bao gồm:

  • Đau thượng vị
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Ợ hơi
  • Chảy máu tiêu hóa
5 dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp tính không thể bỏ qua
5 dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp tính không thể bỏ qua

Rất nhiều Quý Khách có các triệu chứng trên, nhưng vẫn chủ quan cho rằng bệnh tình không quá nghiêm trọng, hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường. Tình trạng này kéo dài dẫn đến viêm – loét dạ dày, viêm dạ dày mạn, từ đó gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình của đau dạ dày cấp

Đau thượng vị (vị trí từ xương ức xuống rốn) là dấu hiệu thường gặp nhất ở hầu hết các bệnh nhân đau dạ dày. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà biểu hiện các cơn đau sẽ diễn ra ở mức độ khác nhau. Có người đau âm ỉ, có người rát bỏng, có khi lại bị đau tức, đau quặn từng cơn. Cơn đau có thể lan rộng lên ngực hoặc lan ra sau lưng.

Đặc biệt cần lưu ý, một cơn đau thượng vị cấp tính, dữ dội có thể là một vấn đề ngoại khoa cần phẫu thuật cấp cứu. Do đó, Quý Khách cần nắm rõ về cơn đau tức vùng thượng vị của mình để có thể nhận ra vấn đề nghiêm trọng và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp tính phổ biến
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày cấp tính phổ biến

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường đau từ 1 – 2 tuần, đau tái đi, tái lại, gây mệt mỏi, khó chịu. Để càng lâu, tần suất và thời gian đau càng kéo dài hơn. Nếu Quý Khách bị đau thượng vị khi đói, có thể bị loét hành tá tràng, bị đau sau ăn, khả năng là loét dạ dày.

Chán ăn

Chán ăn, ăn uống kém, ăn không ngon miệng đều là dấu hiệu đau dạ dày nhẹ. Bởi khi dạ dày bị viêm, hoạt động kém hiệu quả, thức ăn tiêu hóa chậm, cảm giác chướng căng bụng, ấm ách, khó chịu. Sau khi ăn lại bị đau thượng vị, có thể phản ứng buồn nôn hoặc nôn.

Trọng lượng cơ thể được đánh giá là thấp bất thường khi cân nặng nhẹ hơn 15% so với cân nặng trung bình của người bình thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng cơ thể dựa vào chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index – BMI), nếu chỉ số BMI thấp hơn 18,5 được xem là người thiếu cân.

Các chứng rối loạn ăn uống đi kèm chán ăn không chỉ làm suy sụp về tâm lý mà còn đi kèm với những biến chứng sức khỏe trên nhiều cơ quan có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận quan trọng trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng.

Buồn nôn, nôn

Các dấu hiệu đau dạ dày tiếp theo là buồn nôn hoặc nôn ói, đây là phản ứng của dạ dày khi muốn tống các chất ra ngoài bằng đường miệng. Có biểu hiện này, rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về viêm dạ dày cấp, loét dạ dày – tá tràng, chảy máu dạ dày, hẹp môn vị hoặc ung thư dạ dày,… Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn có thể xuất phát từ hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tác dụng phụ của thuốc,… ảnh hưởng đến trung tâm nôn gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn.

Chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng đi kèm để xác nhận, cụ thể:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Buồn nôn, nôn kèm ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị,…
  • Ngộ độc thực phẩm: Buồn nôn, nôn, đi kèm với chóng mặt, nhức đầu, khó thở, đau cơ,…
  • Viêm tụy cấp: Buồn nôn, nôn, kèm với thượng vị đau dữ dội, dần lan sang trái và sau lưng,…
Buồn nôn, nôn là các dấu hiệu đau dạ dày tiến triển. Ảnh minh họa sưu tầm
Buồn nôn, nôn là các dấu hiệu đau dạ dày tiến triển. Ảnh minh họa sưu tầm

Nôn ói tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu bị nôn quá nhiều, chẳng hạn như: Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị, rách thực quản; nôn ra dịch vàng khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải, gây mệt mỏi, sa sút tinh thần, sút cân,…

Ợ hơi

Ợ hơi, ợ chua là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh đau dạ dày. Mặc dù triệu chứng này không khiến người bệnh quá khó chịu, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng này diễn ra do rối loạn vận động dạ dày, hoặc do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp thời, dẫn đến ứ đọng lại, lên men và sinh hơi. Dựa vào tần suất, mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể mà triệu chứng ợ hơi được chia thành 2 loại là ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý.

  • Ợ hơi sinh lý là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi ăn quá no, ăn quá nhanh hay ăn uống nhiều đồ có tính kích thích như: nước uống có gas, cafe, tỏi, ớt, dưa chua,… Ở người khỏe mạnh bình thường có thể hay ợ hơi từ 3 – 4 lần trong 1 giờ sau khi ăn và sẽ kết thúc sau 2 giờ. Bên cạnh đó, ợ hơi thường không có mùi chua và không kèm với các biểu hiện bất thường khác.
  • Ợ hơi bệnh lý là một trong những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác. 70% bệnh nhân trào ngược dạ dày có triệu chứng ợ hơi nhiều, đây cũng là biểu hiện đầu tiên và xảy ra thường xuyên. Dấu hiệu gợi ý bị ợ hơi bệnh lý khi tình trạng ợ hơi xảy ra liên tục, không chỉ sau khi ăn mà bị ợ hơi nhiều lần trong ngày, không kiểm soát được, ợ ngay cả khi đói và thường có đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày,…

Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu đau dạ dày nặng

Chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu đau dạ dày nặng, người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu (hoặc cả hai). Nếu đi kèm với các biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, mạch đập nhanh, tụt huyết áp,… thì phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để bác sĩ tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Tuy đây là một triệu chứng nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn, ngược lại, nếu không được chữa trị kịp thời, xuất huyết tiêu hóa sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng tiêu hóa,…

Chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu bệnh đau dạ dày đang tiến triển nặng
Chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu bệnh đau dạ dày đang tiến triển nặng

Xuất huyết tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nếu đi kèm theo các triệu chứng trên thì khả năng lớn bị viêm dạ dày cấp, ung thư dạ dày, loét dạ dày – tá tràng,… Tuy nhiên cũng có thể là do bị vỡ tĩnh mạch thực quản, hội chứng Mallory-Weiss, xơ gan, viêm gan hoặc mắc các bệnh lý về máu,…

Cách xử lý nhanh giúp giảm dấu hiệu đau dạ dày cấp

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đau dạ dày cấp tính, cơn đau nặng hoặc nhẹ, thay vì tự mua thuốc về uống, Quý Khách nên tới các trung tâm nội soi tiêu hóa uy tín để được kiểm tra.

Tại đây, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng; tùy theo biểu hiện và mức độ của triệu chứng mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi dạ dày, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp X-quang,… để có chẩn đoán chính xác nhất.

Nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác bệnh lý, triệu chứng, dấu hiệu người đau dạ dày đang mắc phải
Nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác bệnh lý, triệu chứng, dấu hiệu người đau dạ dày đang mắc phải

Sau khi có chẩn đoán chính xác, biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thực trạng mỗi người. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ, thực hiện theo đúng phác đồ để hoạt động điều trị đạt hiệu quả, giảm nhanh các dấu hiệu đau dạ dày.

Cách phòng ngừa đau dạ dày cấp hiệu quả

Với những người chưa mắc bệnh đau dạ dày cấp, việc phòng ngừa là hết sức cần thiết, bởi những biện pháp dưới đây không chỉ giúp chúng ta tránh được bệnh tật, mà còn kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện. Những người đã từng điều trị lại càng phải lưu ý, tránh bệnh tình tái phát.

  • Xây dựng chế độ ăn, ngủ lành mạnh
  • Tăng cường thể dục thể thao, tránh căng thẳng
  • Phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp
  • Hạn chế thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm

Xây dựng chế độ ăn, ngủ lành mạnh

Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để bổ sung Vitamin, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Hạn chế ăn đồ tươi sống, chưa qua chế biến, chế biến chưa kỹ, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.

Hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có chứa các chất kích thích tương tự.

Tuyệt đối không ăn đồ ôi thiu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nên ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ (đi ngủ trước 23 giờ), ngủ đủ giấc (ngày từ 7 đến 9 tiếng), ăn chậm nhai kỹ, ăn đủ no, có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Tăng cường thể dục thể thao, tránh căng thẳng

Hãy lựa chọn cho mình một hoặc một vài môn thể thao phù hợp với sở thích, thể lực và luyện tập thường xuyên với cường độ hợp lý. Hoạt động này không chỉ nâng cao sức khỏe hữu hiệu, mà còn là phương thức giảm stress hiệu quả, giúp cuộc sống thêm cân bằng. Trong cuộc sống, công việc, nếu gặp stress, hãy giải tỏa bằng cách ngừng suy nghĩ và để đầu óc được thư giãn, tránh stress kéo dài gây đau dạ dày hoặc khiến bệnh tình tái phát.

Phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp

Nếu gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, Quý Khách cần lưu ý hơn đến vấn đề vệ sinh, khử trùng các dụng cụ ăn uống, tránh lây nhiễm. Trường hợp được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp, nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp giúp giảm nhanh các dấu hiệu đau dạ dày
Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp giúp giảm nhanh các dấu hiệu đau dạ dày

Để chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng dây soi có gắn camera với độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào, kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán chính xác và đồng nhất kết quả.

Nội soi là phương pháp thông dụng khi chẩn đoán bệnh lý dạ dày nhờ độ chính xác cao. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết. Mời Quý Khách tham khảo một số thông tin về trung tâm nội soi dạ dày tại Tp. HCM.

Lạm dụng thuốc có thể làm tăng các dấu hiệu đau dạ dày cấp

Đối với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, nếu không được chỉ định của bác sĩ, sử dụng bừa bãi, lạm dụng thuốc, sau một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày. Quý Khách chỉ nên sử dụng những loại thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, sử dụng đúng liều, đúng thời gian, không được tự ý sử dụng, uống tràn lan, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, là một trong những nguyên nhân đau dạ dày.

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đau dạ dày

Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là hoạt động cần thiết, giúp Quý Khách kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện các dấu hiệu đau dạ dày và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải. Trường hợp gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, thuộc nhóm nguy cơ cao đau dạ dày hoặc đã từng điều trị bệnh này thì nên nội soi dạ dày để tầm soát.

Các dấu hiệu đau dạ dày nhẹ có thể kiểm soát và điều trị triệt để, tuy nhiên, nếu không được theo dõi, có phác đồ điều trị phù hợp, tình trạng bệnh có thể tiến triển thành đau dạ dày mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Vậy nên, đối với những bệnh nhân phát hiện đau dạ dày giai đoạn sớm, đang điều trị hoặc đã chữa khỏi, bác sĩ đều khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.

Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ giúp kiểm soát các dấu hiệu đau dạ dày, hạn chế gây ra các biến chứng về sau. (Ảnh minh họa sưu tầm)
Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ giúp kiểm soát các dấu hiệu đau dạ dày, hạn chế gây ra các biến chứng về sau. (Ảnh minh họa sưu tầm)

Nội soi tiêu hóa là “tiêu chuẩn vàng” giúp chẩn đoán chính xác và dễ dàng các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt, nội soi tiêu hóa còn giúp phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa như: ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư tá tràng,…

Nên làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu đau dạ dày?

Đau dạ dày không phân biệt tuổi tác, giới tính, dù là người lớn hay dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em cũng tương tự. Càng phát hiện và điều trị sớm, bệnh càng nhanh khỏi; ngược lại, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu đau dạ dày trên, Quý Khách hãy liên hệ đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các trung tâm tiêu hóa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.

Thông tin địa chỉ phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM

Tài liệu tham khảo

  1. Mayo Clinic’s Staff. Peptic ulcer. 06 08 2020. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/symptoms-causes/syc-20354223 (đã truy cập 04 22, 2022).
  2. Mayo Clnic’s Staff. 15 03 2022. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807 (đã truy cập 04 22, 2022).
  3. Zawn Villines. When to see a doctor for severe stomach pain. 13 05 2019. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325162 (đã truy cập 04 22, 2022).
Call Now Button
Đặt Lịch Khám Bảng Giá
Đặt Lịch Khám